fbpx
Viện điện tử

Đại cương đau đầu

1. Sơ lược giải phẫu.

1.1. Tính nhạy cảm đau ở vùng sọ – mặt theo Ray và Wolff.

– Các tổ chức nhạy cảm đau bao gồm:

+ Da, tổ chức dưới da, cơ, các động mạch ngoài sọ và màng xương sọ.

+ Các cấu trúc tinh vi của mắt, tai, khoang mũi và các xoang.

+ Các tĩnh mạch nội sọ, đặc biệt là các cấu trúc xung quanh xoang.

+ Phần màng cứng nền não và các động mạch.

+ Động mạch màng não giữa, động mạch thái dương nông.

+ Dây thần kinh II, V, IX, X và 3 rễ thần kinh cổ đầu tiên.

– Các cấu trúc không nhạy cảm đau là:

+ Xương sọ.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

+ Nhu mô não, vỏ não, chất trắng.

+ Màng nuôi, mạng nhện ở phần lồi của bán cầu đại não.

+ Đám rối mạch mạc.

+ Màng não thất.

1.2. Phân bố thần kinh cảm giác ở vùng sọ mặt.

1.2.1. Hệ thần kinh não tủy.

Hệ thần kinh não tủy ở vùng sọ mặt bao gồm các dây thần kinh V, IX, X, và các rễ C1, C2, C3.

– Dây thần kinh V phân bố cho: Da đầu từ chân tóc đến đỉnh đầu, màng cứng hố sọ trước và hố sọ giữa, liềm đại não và lều tiểu não. Màng cứng rất nhiều nhánh thần kinh đặc biệt ở hố sọ giữa có nhiều nhánh cảm giác nhất.

– Dây IX và X phân bố cho hố sọ sau.

– Các rễ C1, C2, C3 tạo thành dây chẩm phân bố cho da đầu từ đỉnh đến gáy và cổ.

1.2.2. Hệ thần kinh thực vật.

– Hạch sao và hạch cổ giữa cho các nhánh đi vào đám rối động mạch đốt sống.

– Hạch cổ trên cho các nhánh đi vào đám rối động mạch cảnh trong, động mạch não giữa và đám rối hang.

– Các sợi giao cảm quanh động mạch thái dương (thuộc động mạch cảnh ngoài).

Do tác dụng của hệ thần kinh thực vật nên đau có tính chất âm ỉ, khuyếch tán, mơ hồ, không rõ khu trú chính xác và rất khó chịu.

2. Bảng phân loại đau đầu của Hội đau đầu quốc tế (HIS) – 1988.

1. Migraine.

1.1. Migraine thông thường.

1.2. Migraine cổ điển.

1.3. Migraine liệt vận nhãn.

1.4. Migraine võng mạc.

1.5. Các hội chứng chu kỳ ở trẻ em.

1.5. Migraine không đáp ứng các tiêu chuẩn trên.

2. Đau đầu do căng thẳng.

2.1. Đau đầu do căng thẳng có chu kỳ.

2.2. Đau đầu do căng thẳng mạn tính.

2.3. Đau đầu do căng thẳng không đáp ứng các tiêu chuẩn trên.

3. Đau đầu chuỗi và cơn đau nửa đầu mạn tính

3.1. Đau đầu chuỗi.

3.2. Các cơn đau nửa đầu mạn tính.

3.3. Các chứng đau đầu giống đau đầu chuỗi không đáp ứng các tiêu chuẩn trên.

4. Các chứng đau đầu khác không do tổn thương cấu trúc.

4.1. Đau đầu kiểu dao đâm nguyên phát.

4.2. Đau đầu do chèn ép ngoài sọ.

4.3. Đau đầu do lạnh.

4.4. Đau đầu lành tính do ho.

4.5. Đau đầu lành tính do gắng sức.

4.6. Đau đầu kèm theo hoạt động tình dục.

5. Đau đầu kèm theo chấn thương sọ não.

5.1. Đau đầu cấp tính sau chấn thương.

5.2. Đau đầu mạn tính sau chấn thương.

6. Đau đầu kèm theo các bệnh mạch máu.

6.1. Bệnh thiếu máu não mạn tính.

6.2. ổ máu tụ trọng sọ.

6.3. Chảy máu dưới nhện.

6.4. Dị dạng mạch máu não không vỡ.

6.5. Viêm động mạch.

6.6. Đau động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống

6.7. Huyết khối tĩnh mạch.

6.8. Tăng huyết áp động mạch.

6.9. Đau đầu kèm theo các bệnh mạch máu khác.

7. Đau đầu kèm theo các bệnh nội sọ không do mạch máu.

7.1. Tăng áp lực dịch não tủy.

7.2. Giảm áp lực dịch não tủy.

7.3. Nhiễm khuẩn nội sọ.

7.4. Sarcoidosis và các bệnh viêm vô khuẩn nội sọ khác.

7.5. U nội tủy.

7.6. Đau đầu liên quan tới tiêm vào khoang dịch não tủy.

7.7. Đau đầu kèm theo bệnh nội sọ khác.

8. Đau đầu liên quan với hóa chất.

8.1. Đau đầu do sử dụng hoặc tiếp xúc cấp tính với hóa chất.

8.2. Đau đầu do sử dụng hoặc tiếp xúc mạn tính với hóa chất.

8.3. Đau đầu do ngừng sử dụng hóa chất cấp tính.

8.4. Đau đầu do ngừng sử dụng hóa chất mạn tính.

8.5. Đau đầu không liên quan đến hóa chất nhưng cơ chế không xác định.

9. Đau đầu kèm theo nhiễm khuẩn ngoài não.

9.1. Nhiễm virus.

9.2. Nhiễm vi khuẩn.

9.3. Đau đầu liên quan tới bệnh truyền nhiễm khác

10. Đau đầu do rối loạn chuyển hóa.

10.1. Thiếu oxy.

10.2. Tăng phân áp CO2 trong máu.

10.3. Thiếu oxy và tăng phân áp CO2 hỗn hợp.

10.4. Hạ đường huyết.

10.5. Lọc máu.

10.6. Đau đầu liên quan rối loạn chuyển hóa khác.

11. Đau đầu hoặc đau mặt kèm theo các bệnh xương sọ, gáy, mắt, tai, mũi, họng, răng hoặc các cấu trúc sọ mặt khác.

11.1. Xương sọ.

11.2. Gáy.

11.3. Mắt.

11.4. Tai.

11.5. Mũi và xoang.

11.6. Răng, hàm và các cấu trúc liên quan.

11.7. Bệnh khớp thái dương – hàm.

12. Các chứng đau dây thần kinh sọ, thân dây thần kinh và đau do mất dẫn truyền ly tâm

12.1. Đau dai dẳng các dây thần kinh sọ.

12.2. Đau dây thần kinh sinh ba.

12.3. Đau dây thần kinh lưỡi hầu.

12.4. Đau dây thần kinh VII phụ.

12.5. Đau dây thần kinh hầu trên.

12.6. Đau dây thần kinh chẩm.

12.7. Nguyên nhân trung ương của đau đầu, mặt và các Tic đau khác.

12.8. Đau mặt không đáp ứng các tiêu chuẩn trong nhóm 11 hoặc 12.

13. Đau đầu không phân loại trong các nhóm trên

3. Khám xét lâm sàng.

3.1. Hỏi bệnh.

3.1.1. Khởi phát và tiến triển.

– Thời điểm bắt đầu xuất hiện đau đầu (ngày giờ cụ thể).

– Khởi phát từ từ hay đột ngột.

– Đau đầu thành từng cơn hay liên tục, thời gian kéo dài một cơn, và tần xuất xuất hiện cơn.

– Hoàn cảnh xuất hiện: sau chấn thương sọ não, chấn thương tâm thần, bệnh toàn thân, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thay đổi thời tiết, mất ngủ, suy nghĩ căng thẳng, liên quan chu kỳ kinh nguyệt…

3.1.2. Vị trí xuất hiện và lan xuyên.

– Đau đầu khởi phát từ vị trí nào.

– Sau đó lan xuyên đến đâu.

– Hiện tại đau ở vùng nào, điểm nào đau nhất.

3.1.3. Cường độ và tính chất.

Đau đầu nhói buốt, nhức nhối, đau như khoan dùi, thắt chặt, đau đầu theo nhịp mạch đập thình thịch, thon thót, hay đau đầu âm ỉ, vị trí mơ hồ…

3.1.4. Các hiện tượng kèm theo.

– Rối loạn tiêu hóa: nôn – buồn nôn, táo bón.

– Rối loạn vận động: bại, liệt chi.

– Rối loạn tiền đình: chóng mặt, mất thăng bằng.

– Rối loạn thực vật: mặt tái nhợt hay đỏ ửng, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, nước mũi, mắt đỏ, mạch đập giật ở thái dương.

– Rối loạn giác quan: sợ ánh sáng, sợ tiếng động.

3.1.5. ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan.

– Đau đầu có liên quan đến ngủ và nghỉ không ?

– Khi vận động thể lực và trí óc đau có tăng lên không, xoa bóp hai bên thái dương có đỡ đau không ?

– Đã điều trị gì, mức độ đáp ứng điều trị như thế nào ?

3.2. Khám bệnh.

3.2.1. Toàn thân.

Khám toàn bộ các cơ quan, đặc biệt là tim mạch và nhất là phải xác định huyết áp đề phòng cơn tăng huyết áp kịch phát.

3.2.2. Khám thần kinh – tâm thần.

– Khám tại chỗ: quan sát các biến dạng, tìm sẹo, các u cục, các điểm đau khu trú, điểm đau Waleix của dây V…

– Khám thần kinh toàn diện:

3.2.3. Khám chuyên khoa.

– Mắt: khúc xạ, thị lực, thị trường, áp lực nhãn cầu, áp lực động mạch võng mạc.

– Tai mũi họng, răng hàm mặt.

3.2.4. Cận lâm sàng.

– Chụp sọ, chụp các xoang, chụp cột sống cổ.

– Xét nghiệm máu: công thức máu, tốc độ máu lắng, các chỉ số sinh hóa (glucose, ure…).

– Trong các trường hợp cần thiết, cần tiến hành làm các xét nghiệm đặc hiệu: ghi điện não, xét nghiệm dịch não tuỷ, chụp động mạch não (AG), chụp CT-scanner và/hoặc MRI. 

4. Căn nguyên đau đầu.

4.1. Đau đầu do các bệnh thần kinh tâm thần.

4.1.1. Chấn thương sọ não.

– Do tổn thương sọ tại chỗ: như rạn, vỡ xương sọ.

– Do ổ máu tụ: đau đầu thường xuất hiện sớm, trước khi có đau đầu do tăng áp lực nội sọ thứ phát:

+ ổ máu tụ ngoài màng cứng: có khoảng tính ngắn (vài phút đến vài giờ).

+ ổ máu tụ dưới màng cứng: có khoảng tỉnh dài hơn.

– Do trạng thái rối loạn thần kinh sau chấn thương: đau đầu kèm theo các triệu chứng tương tự suy nhược thần kinh, kéo dài hàng tuần, hàng tháng, hoặc hàng năm.

4.1.2. Bệnh màng não – mạch máu não.

– Viêm màng não nguyên phát: đau đầu dữ dội vật vã, kèm theo có hội chứng nhiễm khuẩn, hội chứng màng não, hội chứng tăng áp lực trong sọ.

– Chảy máu màng nhện: đau đầu đột ngột, dữ dội, có khi vẫn tỉnh hoặc mê, kèm theo có hội chứng màng não điển hình.

4.1.3. Hội chứng tăng áp lực trong sọ.

– Do phù não.

– Do khối u, abcess não, đặc biệt là khối u ở hố sọ sau (dưới lều tiểu não) gây tăng áp lực trong sọ rất lớn và mạnh.

4.1.4. Bệnh đau nửa đầu (Migraine).

Thường gặp ở nữ giới tuổi còn trẻ, để chẩn đoán cần có ít nhất 5 cơn đau đầu với tính chất đau thon thót như mạch đập, cường độ vừa đến dữ dội, tăng khi vận động cơ thể, cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ngày, đau thường khu trú ở nửa đầu, kèm theo có sợ ánh sáng, sợ tiếng động, buồn nôn và nôn. Nguyên nhân do sự rối loạn vận mạch gây nên.

4.1.5. Loạn thần kinh và loạn tâm thần.

Suy nhược thần kinh và rối loạn phân ly thường hay lèm theo đau đầu, đa số có cảm giác nặng đầu như bị bóp ép, như đội mũ chật, hoặc chít khăn chật, hoặc có cảm giác chõ úp. Vị trí đau đầu thường lan cả hai bên, từ vùng trán sang vùng chẩm.

4.2. Đau đầu do bệnh toàn thân.

4.2.1. Nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính:

– Thương hàn, sốt phát ban, sởi, cúm, sốt rét, sốt mò.

– Giang mai kỳ hai: có tổn thương thần kinh và kèm theo đau đầu.

4.2.2. Nhiễm độc.

Đặc biệt là nhiễm độc nghề nghiệp do: chì, thuỷ ngân, cacbon oxyt, asen, say rượu cấp, nghiện thuốc lá.

4.2.3. Say nắng, say nóng.

Đau đầu kèm theo hội chứng màng não.

4.3. Đau đầu do bệnh nội tạng.

4.3.1. Bệnh tim mạch.

– Tăng huyết áp: thường đau đầu ở vùng chẩm vào buổi chiều và nửa đêm về sáng, khi mới ngủ dậy, hay sau gắng sức thể lực.

4.3.2. Bệnh tiêu hóa.

Các bệnh tiêu hóa cũng hay gây đau đầu như: bệnh gan mật hay gây đau đầu kéo dài, bệnh táo bón, giun sán (đau đầu ở trẻ em do giun).

4.3.3. Bệnh thận.

Thường gây đau đầu, giật cơ do ure máu tăng cao.

4.3.4. Thiếu máu.

Đau đầu thường gặp trong một số hội chứng thiếu máu nặng, đau mất đi khi tình trạng thiếu máu được điều trị.

4.3.5. Rối loạn nội tiết.

– Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

– Đái tháo đường: đau đầu có thể tiến tới hôn mê do các chất tạo ceton tăng cao trong máu.

4.4. Đau đầu trong các bệnh chuyên khoa.

4.4.1. Mắt.

– Tăng nhãn áp trong bệnh Glaucom.

– Rối loạn khúc xạ, làm mắt phải điều tiết gây đau đầu.

4.4.2. Tai – mũi – họng.

Viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang trán, xoang sàng, xoang hàm, ung thư vòm họng.

4.5. Căn nguyên sọ và cạnh sọ.

– Viêm xương sọ, bệnh xương của Paget.

– Di căn ung thư vào xương sọ.

– Biến dạng cột sống cổ.

– Đau dây thần kinh chẩm lớn (Arnold) do thoái hóa cột sống cổ.

– Hội chứng giao cảm cổ sau do thoái hóa cột sống cổ.

– Viêm động mạch thái dương còn gọi là bệnh Horton. 

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status