fbpx
Viện điện tử

Đau nửa đầu – Migraine

(ĐTĐ) – Đau nửa đầu Migraine là một bệnh thuộc loại bệnh lý đau đầu do căn nguyên mạch, có đặc điểm bệnh lý cơ bản là: đau nửa đầu từng cơn, gặp nhiều ở tuổi thanh thiếu niên, ở nữ gặp nhiều hơn nam và đa số có yếu tố gia đình.
 

1. Các thể lâm sàng.

1.1. Migraine cổ điển.

– Tiền triệu:

+ Cơn thường bắt đầu bằng một pha tiền triệu thị giác phối hợp cới các hiện tượng kích thích vỏ não vùng chẩm. Bệnh nhân có cảm giác nhìn thấy một vệt tối có vân tia sáng viền thành hình ngoằn ngoèo, lấp lánh chuyển động biến dạng.

+ Lúc đầu ám điểm lấp lánh này chưa ảnh hưởng đến thị lực, nhưng khi các hình ảnh này mất đi để lại những khoảng trống ám điểm làm cụt thị trường, nơi có ám điểm nữa, gọi là mù ám điểm.

– Đau đầu:

+ Tiếp sau giai đoạn mù ám điểm, bệnh nhân bị đau một bên đầu tăng dần có khi nhanh chóng trở nên dữ dội. Đầu đau theo kiểu mạch đập, như muốn nổ tung ra. Đau tăng nếu có những kích thích nhẹ như âm thanh và ánh sáng.

+ Đau đầu kèm theo buồn nôn đôi khi có nôn, lúc đầu thường đau một bên sau chuyển sang vùng trán – ổ mắt cùng bên hoặc vùng chẩm gáy, rồi lan toàn bộ đầu. Cơn đau ít khi kéo dài đến 6 giờ, cá biệt có thể tồn tại từ 12 đến 24 giờ có khi đến 48 giờ. Cơn đau thường giảm sau khi nôn hoặc đái nhiều.

+ Từ cơn này sang cơn khác, đau đầu và ám điểm có thể thay đổi bên hoặc luôn tồn tại cùng một bên .

1.2. Migraine thông thường.

Là thể Migraine phổ biến nhất chiếm tới 2/3 tổng số bệnh nhân bị Migraine.

– Đa số không rõ triệu chứng khởi phát như Migraine cổ điển. Có thể có cảm giác khó chịu, dễ cáu, choáng váng, mệt mỏi, đôi khi có chóng mặt, buồn nôn.

– Cơn đau đầu thường xuất hiện nhanh chóng dữ dội bắt đầu từ một bên thái dương, đau theo kiểu mạch đập, bệnh nhân cảm thấy mạch máu như bị co giật. Trong cơn bệnh nhân sợ âm thanh và ánh sáng, đôi khi có buồn nôn và nôn.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

– Khám trong cơn thấy sắc mặt tái, mi mắt hơi sưng nề, động mạch thái dương nông và các động mạch da đầu khác căng phồng và nẩy mạch đập.

1.3. Migraine phức tạp hóa.

Migraine phức tạp hóa ngoài các triệu chứng như hai thể trên còn kèm theo các triệu chứng thần kinh khu trú và tạm thời, gồm các biểu hiện:

– Rối loạn cảm giác: biểu hiện bằng hiện tượng dị cảm như kiến bò, tê cóng, đôi khi mất cảm giác hoàn toàn. Các hiện tượng này chỉ thấy ở một bên, và đặc biệt có khu trú dị cảm miệng – tay (cùng một lúc thấy ở quanh miệng và bàn tay). Dị cảm bắt đầu từ bàn tay sau lan lên đến khuỷu rồi đến miệng, hoặc từ miệng lan xuống tay một cách tuần tiến. Các hiện tượng này hoàn toàn mất đi trong 20-30 phút.

– Rối loạn ngôn ngữ: ít xảy ra nhưng lại gây tâm trạng lo lắng cho cả bệnh nhân và thầy thuốc. Biểu hiện bằng các loại mất ngôn ngữ khi nói như: quên từ, loạn ngôn ngữ, bịa tiếng, mất đọc, mất viết, mất tính toán. Các triệu chứng này tạo thành những đợt sóng chống lên nhau (các hiện tượng loạn thị chưa biến mất thì hiện tượng cảm giác xuất hiện). Các triệu chứng khác có thể gặp là: bại nửa người, liệt các cơ vận nhãn, hội chứng tiền đình, hội chứng tiểu não (Migraine nền), đau nửa mặt, co giật cơ cục bộ, run cơ, rối loạn tâm thần…

Trong tất cả các trường hợp, các triệu chứng trên đều tạm thời và mất đi trong vòng 30-45 phút và mất hẳn khi xuất hiện đau đầu.

1.4. Migraine khác.

Migraine có thể xuất hiện đôi khi không có cơ đau đầu vì đã cụt. Chẩn đoán dựa vào các hiện tượng luân phiên của các cơn hoàn chỉnh điển hình. Có thể là những hiện tượng tiêu hóa kịch phát kèm theo chóng mặt. Có thể cơn Migraine rút gọn thành cơn thị giác, giác quan hay mất ngôn ngữ. Những cơn Migraine không có đau đầu chẩn đoán phân biệt với động kinh rất khó khăn.

2. Cơ chế bệnh sinh.

2.1. Cơ chế vận mạch.

Theo Alajouanine và Thurel (1937), sự biến đổi vận mạch trong cơn Migraine có 2 pha:

– Một pha co thắt động mạch nhỏ trong sọ ảnh hưởng đến vỏ não và lan rộng ít hay nhiều, nó giải thích các dấu hiệu tiền triệu ở thị giác, và mất ngôn ngữ của Migraine loạn thị hay Migraine kết hợp.

– Một pha giãn mạch ngoài sọ đồng thời với đau nửa đầu là nguyên nhân gây đau. Từ đó người ta hiểu được tác dụng tốt nhất chống cơn đau Migraine là chất có đặc tính co giãn mạch như Ergotamine. Sự phù nề quanh thành mạch thứ phát giải thích cơn đau kéo dài và thuốc thường không có hiệu quả khi sử dụng muộn, trên các động mạch đang giãn nở.

2.2. Cơ chế thể dịch.

– Trong giai đoạn tiền triệu Serotonin trong máu tăng, đến khi xuất hiện cơn đau đầu thì nồng độ serotonin giảm do tăng đào thải qua nước tiểu.

– Diamond (1987) đã xác định chất PGE­1 gây giãn mạch cảnh ngoài, còn PGF2 gây co mạch trong não, chúng tham gia vào cơ chế bệnh sinh của Migraine.

2.3. Thuyết thần kinh trung ương.

Một số tác giả không công nhận thuyết thể dịch đơn thuần mà đề xuất thuyết thần kinh trung ương. O.Sjaastan (1975) đã nhấn mạnh đến vai trò trung gian thần kinh của serotonin. V.Chan Palay (1976) cho rằng có những vùng tiết ra serotonin ở dưới màng của thành não thất, ở trong bao của những mạch máu lớn, trong màng mềm tủy sống, và ở những nhân của gian não. Những khu vực này tăng tiết serotonin làm biến đổi trương lực của thành mạch máu não. Sự xuất hiện hai giai đoạn của Migraine là do rối loạn cơ chế điều chỉnh của những nhân của thể lưới ở thân não. Do đó thực chất Migraine xuất hiện chủ yếu là do nguồn gốc rối loạn chức năng của thân não, mà không phải do cơ chế thể dịch đơn thuần. Những ảnh hưởng của tác động tâm lý gây khởi phát bệnh và những công trình nghiên cứu gần đây về vai trò của thân não trong sự tiết endorphine có thể là cơ sở lý luận cho thuyết này. 

3. Chẩn đoán.

3.1. Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội nghị quốc tế chuyên đề nhức đầu – 1962.

Nhức đầu từng cơn.

Khởi phát nhức đầu một bên.

Có triệu chứng kết hợp như: buồn nôn, nôn…

Có thể kết hợp với các triệu chứng thần kinh khác (giác quan hoặc vận động).

Có yếu tố gia đình.

Tuy nhiên không nhất thiết phải có đủ các tiêu chuẩn trên mới chẩn đoán Migraine, tuỳ tưng trường hợp có thể có các triệu chứng khác nhau.

3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán của Mathew (1987) bằng cách cho điểm.

Đau nửa đầu – Migraine

Nếu có từ 5 điểm trở lên có thể chẩn đoán xác định Migriane.

3.3. Chẩn đoán phân biệt.

Ngoài việc chẩn đoán phân biệt đau đầu do các nguyên nhân khác, cần đặc biệt chú ý chẩn đoán phân biệt Migraine với các bệnh:

– Đau đầu từng chuỗi.

– Bệnh Horton.

Đau nửa đầu – Migraine

4. Điều trị.

4.1. Thuốc cắt cơn.

– Thuốc đặc hiệu cổ điển Ergotamin: thuốc tác dụng gây co mạch, chống mất trương lực động mạch. Có các chế phẩm sau:

+ Ergotamin tactrat 1Migraine, uống hoặc đặt dưới lưỡi 1 viên mỗi lần khi đang đau, mỗi ngày không quá 3 viên, mỗi tuần không quá 10 viên. Không dùng giữa các cơn đau.

+ Dihydro-Ergotamin: uống 20 giọt khi bắt đầu đau hoặc sáng một lần chiều một lần. Với dạng viên 1Migraine uống 1-3 viên mỗi ngày.

+ Nhóm triptan: thuốc có tác dụng khá tốt với những trường hợp migren không đáp ứng với các thuốc đã nêu. Cơ chế tác dụng của thuốc là kháng thụ thể 5 – HT1 ở mạch máu, điều hòa lại tính co giãn của mạch máu não, làm giảm cơn đau đầu. Tác dụng phụ của thuốc cũng khá nhiều như: phản ứng tại chỗ, ù tai, chóng mặt, tức ngực, buồn nôn, nôn, ngủ gà, khó tiêu… Không dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch, phụ nữ có thai.

– Thuốc giảm đau chung: aspirin, paracetamon, codein, dextropropoxyphen…

4.2. Thuốc dự phòng.

– Thuốc dự phòng cổ điển Methysergide (sansert) viên 2Migraine: thuốc có tác dụng kháng serotonin, uống 2-3 viên/ngày x 1 tháng.

– Thuốc ức chế dòng calci: làm giảm tiêu thụ oxy ở cơ tim, tăng lưu lượng mạch vành, tăng lưu lượng tuần hoàn ở thận. Dùng điều trị đau thắt ngực, tăng huyết áp, và có tác dụng phòng cơn Migraine. Thuốc hay dùng nifedipin 60Migraine/ngày.

– Thuốc phong bế beta: tác dụng phong bế giao cảm β gây giãn mạch, hạ huyết áp, dùng điều trị đau thắt ngực, loạn nhịp tim, phòng cơn Migraine. Thuốc hay dùng:

+ Propanolol 40Migraine x 2-4 viên/ngày.

+ Timolol 10Migraine x 1-2 viên.

+ Tenolol 100Migraine x 1 viên/ngày.

+ Nadolol 80Migrainex 1 viên/ngày.

– Thuốc chống viêm non-steroid.

– Corticoid.

– Thuốc điều trị động kinh: Tegretol 200Migraine x 2 viên/ ngày.

– Thuốc chống trầm cảm.

4.3. Các phương pháp điều trị khác.

– Thắt động mạch thái dương nông.

– Áp lạnh động mạch thái dương nông: có tác dụng làm hủy các sợi giao cảm quanh động mạch.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status