fbpx
Viện điện tử

An tử: Cho bệnh nhân không còn đau đớn

(ĐTĐ) – Trao đổi với phóng viên về vấn đề an tử (cái chết nhẹ nhàng), bác sĩ Đoàn Lực, Trưởng khoa Chống Đau bệnh viện K cho biết: “Chúng ta nên tôn trọng quyền cá nhân. Điều chúng ta cần làm là cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh tật để bệnh nhân hiểu, cân nhắc và tự quyết định”.
 

Trong quá trình công tác của mình ông có nhận được những mong muốn được giải thoát từ bệnh nhân không?

Tôi không nhớ lần đầu tiên nhận được đề nghị được chết là khi nào. Bởi vì việc bệnh nhân không muốn chịu đựng nỗi đau rất là nhiều. Rất nhiều bệnh nhân đang chịu đựng nỗi đau và muốn chấm dứt nỗi đau đó. Tuy nhiên cách thể hiện của mỗi người khác nhau. Có thể là lời nói, có thể là hành động. Thậm chí có người thực hiện ngay.

Tại khoa này, cách đây chừng chục năm từng có bệnh nhân định treo cổ tại cửa sổ, ngay trong buồng bệnh. Đó là tình huống bệnh nhân thực hiện ngay bằng hành động. Nhưng có bệnh nhân chỉ nói “thầy thuốc ơi, bác sĩ ơi, tôi không muốn sống nữa” vì đau quá. Có những người nói thẳng thắn: “Tôi rất muốn chết vì khổ quá”. Có người dùng từ “đau”, có người dùng từ “khổ”, có người dùng từ “vất vả quá”, “khó khăn quá”… Hoặc có bệnh nhân nói “tôi không muốn chữa bệnh nữa”. Đó cũng là một cách biểu lộ họ muốn chấm dứt những khó khăn của mình.

An tử: Cho bệnh nhân không còn đau đớn

Những ngày cuối cùng của bệnh nhân rất đau đớn (Ảnh minh hoạ)

Trong những trường hợp đó các bác sĩ trợ giúp được gì cho bệnh nhân?

Thực sự trong điều kiện hiện nay, thầy thuốc chúng tôi chỉ có thể giúp người bệnh những vấn đề chuyên môn là chính. Các vấn khác mà bệnh nhân gặp phải thì chúng tôi ít có điều kiện để giúp đỡ, ít chứ không phải là không có. Trong điều kiện của mình, chúng tôi sẽ hỗ trợ bệnh nhân về thuốc men, phương pháp điều trị, chăm sóc người bệnh… Nhưng nhìn chung bệnh nhân còn gặp rất nhiều khó khăn.

Đặc điểm ở khoa này là nhiều bệnh nhân lúc đau nhất lại không nằm ở đây. Những lúc khổ nhất, đau nhất thì người ta lại nằm ở nhà. Chính vì vậy, khả năng giúp của chúng tôi cũng có hạn.

Ở khoa này, so với tất cả các khoa khác có một khác biệt rất lớn đó là chúng tôi theo bệnh nhân đến lúc họ tử vong, trừ khi họ từ chối chúng tôi. Còn lại là chúng tôi theo, kể cả bệnh nhân ở tỉnh ngoài, chúng tôi bằng các phương thức liên lạc khác nhau, thông qua điện thoại, thông qua người thân, thông qua thư từ… chúng tôi vẫn tư vấn, giúp đỡ, cấp thuốc cho người ta sử dụng và giảm bớt nỗi đau.

Hiện nay trong y học nhận định ung thư giai đoạn cuối gần như không còn hi vọng sống và những tháng ngày cuối cùng của bệnh nhân thường rất đau đớn, tới mức không chịu nổi. Cho nên nhiều bệnh nhân muốn được “nhẹ nhàng hơn”. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Vấn đề đau ở đây là một từ bao hàm nghĩa rộng: Là nỗi đau cụ thể của bệnh ung thư, đau hơn nữa là đau về cuộc sống, về gia đình, về kinh tế… cho nên tư tưởng bi quan rất nặng nề. Do đó chúng tôi phải luôn đặt vấn đề về tâm lý trị liệu đối với người bệnh. Nếu tâm lý trị liệu tốt thì bệnh nhân sẽ giảm được bi quan, ít nhất là về mặt tinh thần. Khả năng muốn chết của người ta sẽ rất ít chứ không phải là không có. Đương nhiên đó là trách nhiệm, công việc thường xuyên của chúng tôi hàng ngày.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Ví dụ như một bệnh nhân nói với tôi: “Tôi muốn mổ, chết luôn trên bàn mổ cũng được. Để thế này tôi không chịu được”. Chúng tôi sẽ chia sẻ để họ hiểu được cái gì cần phải làm, cái gì họ phải tự khắc phục, cái gì chúng tôi có thể giúp được và cái gì họ phải chấp nhận. Nhưng dù sao thời gian có hạn, chúng tôi cũng không thể chia sẻ hết với họ được. Chúng tôi chỉ bằng kinh nghiệm, lời nói để cho họ hiểu được cuộc sống này vốn bản chất rất quý giá, họ cần phải khắc phục.

Nếu thầy thuốc chúng tôi giúp về thuốc men, người nhà họ giúp về chăm sóc, kinh tế và các vấn đề xã hội khác… như thế họ sẽ không muốn chết nữa.

Trên thế giới người ta nói nhiều đến vấn đề an tử. Ông nghĩ thế nào về chuyện này?

Tại khoa này từng có một cặp vợ chồng cả hai đều ung thư giai đoạn cuối. Nhà ở có 16m2. Anh chị em ở quá xa. Cả hai anh chị vào đây cùng nằm viện, cùng sắp tử vong và xác định là thời gian sống không còn nhiều. Nhưng vấn đề của họ là còn đứa con học lớp 6, ai sẽ nuôi nó? Sau đó chúng tôi phải đưa thông tin lên các phương tiện thông tin đại chúng, nhờ báo chí, các doanh nghiệp giúp đỡ. Cuối cùng, có một doanh nghiệp đến hứa hỗ trợ đứa bé ăn học đến năm 18 tuổi thì cả hai anh chị mới ra đi thanh thản. Hai người chết cách nhau một tuần. Câu chuyện đó cũng là an tử. Đó là những người muốn trước khi chết họ giải quyết được vấn đề gì đó rất khó khăn.

Có rất nhiều lí do khiến người ta muốn chết nhưng đa phần là do đau quá. Hiện nay khoa chúng tôi không thể cáng đáng được hết các bệnh nhân ung thư. Nên rất nhiều bệnh nhân ung thư họ không đến điều trị hoặc là không có điều kiện mà đành lòng ở nhà. Do vậy việc kiểm soát đau của bệnh là rất khó khăn. Ngoài đau ra còn loét, vỡ, nhiễm trùng… làm cho bệnh nhân rất khổ. Nếu cái khổ đó kết hợp với tình trạng đời sống khó khăn thì sẽ làm cho nhiều người rất muốn chết.

Lý thuyết thì y tế địa phương phải có trách nhiệm. Nhưng thực tế là y tế địa phương đa phần chưa đảm bảo, họ còn ngại, còn lảng tránh người bệnh. Đương nhiên người bệnh phải tự chịu cho đến lúc chết. Đó là chất lượng sống ở mức độ rất thấp và dẫn đến tử vong. Chết vì bệnh tật, chết vì đau. Điều đó là trách nhiệm chung của cả xã hội cũng như của nghề y.

Ông có thể thống kê được khoảng bao nhiêu phần trăm bệnh nhân xuất hiện tư tưởng muốn được giải thoát nhẹ nhàng không?

Không thể biết và thống kê được bao nhiêu người có tư tưởng muốn chết vì hầu hết giai đoạn cuối người ta nằm ở nhà. Bác sĩ không còn thời gian trò chuyện mà hầu hết chỉ có thể liên lạc và trao đổi thuần túy về mặt chuyên môn. Để bệnh nhân có thể chia sẻ, đề cập đến vấn đề nhạy cảm đó thì phải trò chuyện lâu người ta mới có thể nói được. Bác sĩ và bệnh nhân tiếp xúc với nhau trong thời gian rất ngắn nên sự chia sẻ về tâm lý ít. 

Ngay bản thân chúng tôi cũng tránh hỏi câu chuyện này. Chúng tôi thường phải dùng cách tiếp cận gián tiếp chứ không thể đề cập trực tiếp, thẳng thắn vấn đề. Ngay cả vấn đề bệnh của bệnh nhân là giai đoạn cuối, khả năng còn sống bao lâu nữa, có khả năng tử vong không,… thường chúng tôi cũng chỉ nói gián tiếp hoặc thể hiện qua hành động thôi chứ chúng tôi rất ít khi nói thẳng vào vấn đề đó.

Cũng có lúc phải nói nhưng trước khi nói chúng tôi thường làm một bài kiểm tra về tâm lý trước. Những người có nghị lực, có tinh thần tốt, đã xác định tốt được hoàn cảnh gia đình, xã hội, tâm lý thì chúng tôi mới nói trực tiếp. Thường chúng tôi bằng cách này cách khác thể hiện chứ không nói với bệnh nhân là họ đang tiến dần đến cái chết. 

Nếu bệnh nhân tự tử trong bệnh viện thì bác sĩ cũng sẽ phải vướng vào vấn đề pháp lý. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Rất may là trường hợp treo cổ trong khoa tôi ngày trước vừa mới bắt đầu thực hiện thì chúng tôi phát hiện ra. Tuy nhiên việc này xảy ra trong bệnh viện thường hiếm vì đã đến điều trị là người ta còn hi vọng. Nếu không còn hi vọng thì người ta đã về nhà rồi. Bệnh nhân đến bệnh viện vì họ vẫn còn chỗ bấu víu. Nguy hiểm nhất là khi bệnh nhân không còn biết bấu víu vào đâu.

Hiếm nhưng không phải là không có, như mới đây trong miền nam có trường hợp bệnh nhân nhảy từ tầng 5 xuống tự tử như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin. Tất nhiên những chuyện như vậy các bác sĩ có trách nhiệm.

Trong trường hợp bệnh nhân muốn được giải thoát nhưng người nhà không đồng ý thì ông sẽ giải quyết như thế nào?

Đây là một vấn đề lớn, là sự tự quyết. Tôi đã trao đổi nhiều với các đồng nghiệp trong nước và nước ngoài. Người phương tây họ rất tôn trọng ý kiến cá nhân và quyết định cuối cùng là ý kiến cá nhân. Người Việt Nam và châu Á nói chung, sự ràng buộc trong gia đình chặt chẽ hơn và nhất là những người già thường phụ thuộc vào con cái. Ngoài phụ thuộc về tâm lý ra còn phụ thuộc cả vào kinh tế, xã hội. Chính vì vậy trong nhiều tình huống quyết định lại thuộc về gia đình.

Với cá nhân tôi cũng như chủ trương mà chúng tôi muốn làm đó là tôn trọng quyền con người, nói rõ hơn là tôn trọng quyền cá nhân. Nhưng, tôi phải nói từ nhưng, chúng ta phải thông tin đầy đủ cho bệnh nhân. Không thể để bệnh nhân quyết định trên nền tảng thông tin không đầy đủ. Đó là một vấn đề nói thì dễ nhưng trong thực tế không hề dễ dàng.

Thực trạng hiện nay gia đình giấu bệnh nhân, bệnh nhân giấu gia đình, cả hai giấu nhau là chuyện bình thường. Con cái thì giấu bố mẹ nhưng thực ra bố mẹ cũng biết rồi lại giấu con cái. Thế là trở thành một vòng luẩn quẩn.

Cho nên phải bằng thời gian, tiếp xúc và nói chuyện dần dần, một lần không được thì nhiều lần để cho bệnh nhân tự hiểu được bệnh trạng họ như thế nào, tiên lượng ra làm sao… Khi họ hiểu đầy đủ về thuận lợi, khó khăn thì để họ tự quyết chứ không nên để người thân quyết định. 

Tất nhiên trong những tình huống cụ thể nhiều khi chúng tôi buộc phải tôn trọng ý kiến của người thân. Đó là những trường hợp mà bệnh nhân không đủ minh mẫn để biết được hiện trạng bệnh và quyết định.  

Một phần nữa là trách nhiệm xã hội. Ví  dụ như: Bố mẹ muốn điều trị tiếp nhưng con bảo là hết tiền rồi thì sẽ làm thế nào? Ở các nước phát triển nếu con cái không nuôi thì xã hội có trách nhiệm nuôi nhưng ở Việt Nam chưa thế được. Thầy thuốc cũng chịu.

Chúng ta phải tiến tới vai trò của cá nhân, quyền độc lập của cá nhân là cao nhất. Tự mình phải quyết định đời sống cá nhân mình. Tôi tin rằng thế hệ tôi và thế hệ sau sẽ như thế. Quyết định của mình sẽ được tôn trọng chứ không phải quyết định của vợ mình, con mình mới là quan trọng.

Ở đây có những bệnh nhân cả đời ở vùng nông thôn chưa bao giờ ra đến Hà Nội, sống phụ thuộc vào con cái. Người nông dân có tích lũy được gì đâu. Cùng lắm cả đời cho con được mảnh đất, về già ốm đau lại nhờ con cái. Vậy thì người ta làm sao đủ điều kiện để tự quyết.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn Kienthuc.net.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status