fbpx
Viện điện tử

Đại cương tàn tật và Phục hồi chức năng

I. Tàn tật.

1. Định nghĩa.

– Tàn tật là tình trạng người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận hay chức năng cơ thể gây cản trở người đó thực hiện vai trò của mình trong cộng đồng, phải phụ thuộc một phần hay hoàn toàn vào người khác để có thể tồn tại được.

– Tỷ lệ tàn tật trên thế giới khoảng 10% dân số. Ở Việt nam ước tính có khoảng 7 triệu người tàn tật.

2. Nguyên nhân tàn tật.

– Do di chứng bệnh lý: đột quỵ, bại liệt…

– Do dị tật bẩm sinh: chủ yếu ở trẻ em như bại não, bệnh Down, di chứng chất độc chiến tranh (Dioxin)…

– Chấn thương: trong chiến tranh, do tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông.

– Do tàn tật (tàn tật thứ cấp).

– Điều kiện môi trường sống: điếc nghề nghiệp…

– Do thái độ và quan niệm xã hội không tốt.

3. Phân loại tàn tật.

Có nhiều cách phân loại tàn tật, trong đó thông dụng nhất là phân loại theo chức năng khiếm khuyết được Tổ chức y tế thế giới công nhận, gồm 7 loại tàn tật:

3.1. Người có khó khăn về vận động: là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm khoảng 40% tổng số tàn tật. Do tổn thương các thành phần tham gia vận động gồm:

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

    + Do tổn thương thần kinh: tổn thương não, tổn thương tủy sống, tổn thương thần kinh ngoại vi.

    + Do tổn thương hệ cơ xương khớp: các bệnh lý cơ, các bệnh lý xương khớp, chấn thương xương khớp.

3.2. Người có khó khăn về nhìn: do các bệnh lý ở mắt bẩm sinh hay mắc phải, như: đau mắt hột, đục thuỷ tinh thể, bệnh glocôm, viêm mống mắt, tổn thương do vật lạ, khô giác mạc, viêm kết mạc, lác mắt bẩm sinh, bệnh phong, tuổi già.

3.3. Người có khó khăn về nghe nói: do tổn thương cơ quan thính giác làm giảm hoặc mất khả năng nghe, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm. Bệnh có thể mắc phải sau khi đã phát triển ngôn ngữ nói, cũng có thể bẩm sinh hoặc trước khi biết nói làm cho trẻ lớn lên không thể nói được.

Cũng có trường hợp chức năng nghe bình thường nhưng trẻ chậm biết nói, hoặc có rối loạn về phát âm.

3.4. Người có khó khăn về học: do chậm phát triển tinh thần bẩm sinh hay mắc phải, hay gặp là hội chứng Down, ngu đần… Những trẻ mắc phải các bệnh lý này cần phải được chăm sóc, giáo dục và PHCN đặc biệt.

3.5. Người có hành vi xa lạ: hay người bị bệnh tâm thần là người có biểu hiện khác lạ về lời nói, hành vi, nhân cách so với những người bình thuờng. Người có bệnh tâm thần thường không nhận thức được khuyết tật và sự bất thường của mình. Với những người này, khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và làm việc đều giảm sút. Tình trạng bất thường về tâm thần có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau hàng tháng. Người bị bệnh tâm thần đôi khi cũng có những lúc có những biểu hiện bình thường như trước khi mắc bệnh.

3.6. Người mất cảm giác (bệnh phong): với sự tiến bộ của xã hội nói chung và y học nói riêng, ngày nay bệnh phong rất ít gặp. Tuy nhiên trước đây, bệnh phong là một trong những bệnh đáng sợ trong tâm lý của cộng động. Bệnh do vi khuẩn Hansen gây nên tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng ngón tay ngón chân rụng dần làm cho người bệnh tàn tật hoàn toàn và chịu sự xa lánh của cộng đồng.

3.7. Người bệnh động kinh: là một dạng tàn tật đặc biệt. Trong trạng thái ngoài cơn, người bệnhcó thể sinh hoạt, lao động, và tinh thần hoàn thoàn bình thường. Tuy nhiên do việc người bệnh có thể lên cơn động kinh bất cứ lúc nào mà không hề có dấu hiệu báo trước, có thể mang lại mối nguy hiểm lớn đối với bệnh nhân, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Do đó người bệnh động kinh cũng cần được theo dõi, chăm sóc và PHCN để họ có thể tham gia bình thường vào các hoạt động xã hội.

3.8. Các khuyết tật khác: là các khuyết tật khôgn thuộc 1 trong 7 loại khuyết tật kể trên.

4. Quá trình tàn tật.

Lá quá trình từ người bình thường dẫn đến tàn tật, trải qua các bước sau:

– Người bình thường (health man): là người không có bệnh tật hay thương tật, có trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và hòa nhập xã hội.

– Bệnh (disease): là sự biến đổi cấu trúc, chức năng của một cơ quan hay toàn bộ cơ thể do nguyên nhân gây bệnh tác động.

– Khiếm khuyết (impairment): là sự bất thường, thiếu hụt hay mất một cấu trúc của một hay nhiều cơ quan do bệnh, thương tật hay tai nạn gây nên.

– Giảm chức năng (disability): là tình trạng mất hoặc một phần của một hay nhiều chức năng nào đó của các cơ quan trong cơ thể do khiếm khuyết gây ra.

– Tàn tật (handicaps): là tình trạng giảm hoặc mất chức năng dẫn đến tình trạng phải phụ thuộc vào người khác để tồn tại.

5. Dự phòng tàn tật.

– Dự phòng cấp 1: là dự phòng không cho bệnh phát triển thành khiếm khuyết.

– Dự phòng cấp 2: là ngăn ngừa khiếm khuyết phát triển thành suy giảm chức năng.

– Dự phòng cấp 3: là ngăn ngừa suy giảm chức năng phát triển thành tàn tật.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status