fbpx
Viện điện tử

Trẻ đau xương do lớn nhanh

(ĐTĐ) – Thấy con kêu đau ở chân tay, nhiều cha mẹ lầm tưởng do trẻ hiếu động, nghịch ngợm nên va đập, không biết rằng chiều cao phát triển quá nhanh là nguyên nhân gây đau xương ở trẻ nhỏ.

 

Trung bình mỗi tháng, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 50 trẻ bị đau xương do lớn nhanh. Các bác sĩ cảnh báo, con số bị bệnh trên thực tế lớn hơn rất nhiều do các bậc cha mẹ không nhận thức được con mình bị đau do bệnh lý nên không đưa đi khám.

Trẻ đau xương do lớn nhanh

Mới 9 tuổi mà cu Tuấn cao 140 cm, hơn các bạn cùng trang lứa hẳn một cái đầu. Chị Trang, mẹ Tuấn, mừng ra mặt và càng ép con uống sữa, ăn nhiều thịt cá hơn để có chiều cao của vận động viên bóng rổ. Gần đây thấy con kêu đau nhiều ở chân tay, chị cứ nghĩ là do Tuấn nghịch ngợm bị va đập vào đâu đó. Chỉ đến khi cu cậu ngồi bệt xuống nền nhà, ôm chân khóc mếu máo vì đau, chị mới hốt hoảng đưa con đến bệnh viện. Sau khi khám xong, bác sĩ kết luận Tuấn bị đau xương do phát triển chiều cao quá nhanh.

Trường hợp của bé Huệ ở tập thể Đại học Sư phạm 1, Nghĩa Tân, thì nặng hơn nhiều. Chị Văn, mẹ Huệ, cho biết đây là lần thứ  5 cháu xuất hiện các cơn đau liên tục vùng khớp gối. Mấy lần trước khi con kêu đau, chị Văn chỉ nghĩ đơn giản là do Huệ chạy nhảy, vận động quá mức. Thậm chí có lần thấy Huệ nhảy lò cò vì đau, chị đã quát con. Chị buồn rầu nói: “Vì chúng tôi chủ quan mà tình trạng bệnh của cháu càng thêm nặng. Bác sĩ bảo bé phải điều trị ít nhất 3 tháng mới khỏi đau và phải nghỉ toàn bộ các hoạt động thể dục tại trường”.

Bác sĩ Trịnh Quang Dũng, Phó trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết có thể phát hiện sớm bệnh lý này thông qua các biểu hiện dáng đi bất thường, hay vấp ngã khi di chuyển, đau xương tay, xương chân, đau tăng khi vận động… Khi đó, cha mẹ cần tránh cho trẻ bị tổn thương do va đập hoặc viêm nhiễm, nếu không trẻ có thể bị bong điểm bán gân cơ tứ đầu đùi hoặc gãy xương.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi  8- 13, bé trai có nguy cơ cao gấp ba lần bé gái. Do xương phát triển quá nhanh trong khi các chất cần cho quá trình phát triển đó không được cung cấp kịp nên trẻ bị đau. Hiện tượng này thường xuất hiện ở cánh tay, cẳng chân, có trẻ khi ở khớp khiến cha mẹ nghĩ trẻ bị viêm xương hoặc viêm khớp. Khi trẻ vận động hoặc chơi thể thao, đau sẽ tăng lên. Nếu bệnh nặng thì ngay cả ở trạng thái nghỉ ngơi, các cơn đau vẫn có thể xuất hiện.

Trẻ bị đau xương do lớn nhanh nếu phát hiện sớm chỉ cần điều trị trong 2- 3 tuần. Tuy nhiên, bác sĩ Dũng cảnh báo, nếu phát hiện muộn, trẻ sẽ bị các cơn đau kéo dài và phải mất ba tháng mới có thể ổn định. Khi thấy con đau, nhiều người cho dùng thuốc giảm đau, chống viêm, chườm vật nóng nhưng tất cả các biện pháp này đều không coa tác dụng, thậm chí có thể dẫn tới sốc thuốc, dị ứng thuốc. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng các tác nhân vật lý như chạy điện dẫn, thuốc điện phân, sóng ngắn, vi sóng. Trẻ bị bệnh nặng cần dùng băng chun hoặc nẹp hạn chế vận động tại vùng khớp bị đau.

Để bảo đảm sự phát triển xương của trẻ, các bác sĩ khuyên phụ huynh nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng cho con. Trẻ ở giai đoạn dậy thì cần được bổ sung nhiều canxi tự nhiên từ thịt, xương, tôm, cua, cá, sữa. Đồng thời, nên khuyến khích trẻ tập các bài thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi.

Nguồn Baodatviet.vn

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status