fbpx
Viện điện tử

Tê tay và hội chứng ống cổ tay

(ĐTĐ) – Hội chứng ống cổ tay là một trong các nguyên nhân gây tê tay, làm cho người bệnh rất khó chịu, có thể gây teo bàn tay. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 35, phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Những người lao động sử dụng nhiều cử động cổ tay và một số bệnh có thể gây nên hội chứng ống cổ tay.

 

Nguyên nhân gây bệnh tê tay là gì?

Tê tay và hội chứng ống cổ tay

Phẫu thuật giải phóng thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay.

Nhiều nguyên nhân có thể gây tê tay: hay gặp nhất là hội chứng ống cổ tay, co thắt mạch máu ngoại vi, rối loạn canxi huyết. Hội chứng ống cổ tay xuất hiện là do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay. Ở cổ tay, dây thần kinh giữa đi trong một bao, gọi là ống cổ tay (carpal tunnel). Ống cổ tay được tạo bởi phía dưới và hai bên là các xương của cổ tay; phía trên có một tấm gân rộng gọi là cân ngang của cổ tay phủ lên như một cái mái. Dây thần kinh giữa có chức năng nhận cảm giác ngoài da của ngón trỏ, ngón giữa và gan bàn tay ở phía dưới 2 ngón tay đó và điều khiển vận động các cơ của các ngón tay. Do ống cổ tay khá chật, khi nó chít hẹp lại thì dây thần kinh giữa bị chèn gây ra hội chứng ống cổ tay. Bệnh thường gặp ở những người lao động dùng nhiều động tác lắc cổ tay như băm chặt, quay guồng dây câu cá… Một số bệnh như chấn thương vùng cổ tay, viêm đa dây thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cũng gây hội chứng ống cổ tay.

Biểu hiện của bệnh như thế nào?

Dấu hiệu ban đầu là tê tay, tê ở gan bàn tay, cùng với ngón trỏ và ngón giữa (vùng dây thần kinh giữa chi phối cảm giác). Hay gặp nhất là người bệnh chỉ thấy tê ngón trỏ và ngón giữa. Tuy nhiên cũng có những trường hợp người bệnh cảm thấy tê ở tất cả các ngón tay, và tê nhiều hơn ở hai ngón trỏ và giữa. Tê tay thường xuất hiện khi cử động bàn ngón tay như: cầm nắm dụng cụ lao động lâu; lái xe máy đi xa, có khi đang đi xe phải dừng lại và vẩy tay mấy cái cho đỡ tê rồi mới đi tiếp được; có khi tê tay xuất hiện trong lúc nghỉ ngơi như khi đang ngủ bị thức giấc vì tê và đau các ngón tay, người bệnh phải dậy đi lại và vẩy tay một lúc cho đỡ tê mới ngủ tiếp. Thời gian đầu, bệnh chỉ xuất hiện ở một tay và thường là ở tay thuận hay làm động tác lắc cổ tay. Nhưng về sau có thể tay bên kia cũng bị tê. Khi khám bệnh, dùng búa cao su gõ vào cổ tay, người bệnh thấy tê lan xuống các ngón tay, gọi là dấu hiệu tinnel. Nếu sau một thời gian không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng gây rối loạn vận động, tay cử động yếu và teo khối cơ ô mô cái. Nếu cố làm động tác quá gấp hay quá ưỡn cổ tay thấy các triệu chứng tê tay và đau tăng lên. Hội chứng ống cổ tay không những gây tê tay mà còn làm teo bàn tay nếu để muộn. Muốn chẩn đoán chính xác hội chứng ống cổ tay người ta sử dụng phương pháp đo điện cơ. Một công trình nghiên cứu trong nước đã xác định những tiêu chuẩn chẩn đoán phù hợp với người Việt Nam và hiện đã áp dụng ở một số bệnh viện. Máy đo điện cơ cũng đã được trang bị ở nhiều bệnh viện.

Chữa trị bệnh ra sao?

Tê tay và hội chứng ống cổ tay

Vùng thần kinh giữa chi phối ở cổ bàn tay.

Tùy theo mức độ tổn thương và thời gian bị bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị như sau:

– Điều trị nội khoa: sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm uống; dùng thuốc corticoid tiêm vào trong ống cổ tay để chống viêm, kết quả bệnh có thể khỏi từ vài tháng đến nhiều năm, tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện càng sớm thì thời gian càng khỏi được lâu. Chú ý điều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân có thể gây ra hội chứng ống cổ tay như: viêm đa dây thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cổ tay.

– Điều trị phẫu thuật: khi điều trị nội khoa không kết quả hoặc kết quả rất hạn chế nên phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay. Thủ thuật này chỉ cần gây tê tại chỗ, bệnh nhân có thể không cần nằm viện, kết quả đa số bệnh nhân khỏi vĩnh viễn.

Để phòng bệnh, cần chú ý thực hiện: làm động tác khởi động cổ tay (và toàn thân) trước khi lao động đối với các công việc phải thường xuyên sử dụng động tác lắc cổ tay như: băm, chặt, quay cổ tay để guồng dây câu cá, lái xe máy đi xa…  Có khởi động như vậy, các cơ và khớp ở cổ tay mới được hoạt động nhịp nhàng, tránh các chứng  bong gân, phù nề ở vùng cổ tay. Khi thấy bị tê tay, tê tăng lên khi lao động, lái xe máy, hoặc bị tê khi đang ngủ, tê nhiều ở ngón trỏ và ngón giữa nên đi khám ngay để  làm chẩn đoán điện xác định bệnh. Phát hiện và khám sớm rất có lợi, vì khi đã chẩn đoán chính xác là hội chứng ống cổ tay thì việc điều trị tê tay sớm có kết quả tốt.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
Theo Suckhoedoisong.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status