fbpx
Viện điện tử

Nguy cơ tái gãy xương ở người loãng xương

(ĐTĐ) – Bà T., 70 tuổi, đi vào nhà tắm bị trượt chân, té và chống tay vào tường nhà tắm. Bà cảm thấy đau ở vùng cổ tay và cổ tay bị méo. Một tháng sau, xương chọc ra dưới da, đi khám bệnh lúc đó bà mới biết mình bị gãy xương.
 

Người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau khi mãn kinh, xương bị loãng rất nhiều. Do vậy chỉ cần một chấn thương rất nhẹ cũng gây gãy xương như vùng liên mấu chuyển, cổ xương đùi, cổ phẫu thuật xương cánh tay, đầu dưới xương quay, xương sống… Chúng ta dễ thấy nhiều cụ bà hay cụ ông bị gãy xương do bệnh lý loãng xương. Cũng có nhiều cụ bà cụ ông cảm giác mình ngày càng lùn đi vì lưng bị còng. Do đó, việc quan trọng hơn sau khi điều trị gãy xương do loãng xương là ngăn ngừa sự gãy xương tiếp theo.

Thực tế qua việc điều trị loãng xương bằng các thuốc chống loãng xương, cung cấp thêm canxi và vitamin D, bản thân các cụ sẽ không có khái niệm về nguy cơ gãy xương của mình. Chỉ có chính bác sĩ mới biết. Nhưng đáng tiếc là có bác sĩ lại quá mê mải với kỹ thuật mổ mà quên đi người bệnh.

Nguy cơ tái gãy xương ở người loãng xương

Vì vậy, đối với các bệnh nhân đã bị gãy xương sau một cú té nhẹ hoặc may mắn hơn là chưa bị gãy xương, cần áp dụng các biện pháp phòng tránh nguy cơ loãng xương tăng lên như:

– Ăn uống đủ canxi và protein

– Luyện tập thể thao hằng ngày tùy theo sức khỏe

– Hạn chế rượu bia

– Giảm nguy cơ té ngã

Sau đây là 20 biện pháp phòng tránh té ngã mọi người có thể áp dụng:

1. Làm thanh vịn trong nhà tắm

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

2. Ngồi tắm

3. Làm cho nhà tắm bớt trơn bằng gạch, thảm lót

4. Nâng toilet cao hơn

5. Sơn bậc thang cuối cùng sao cho dễ thấy nhất

6. Làm tay vịn cầu thang

7. Giảm sự lộn xộn đồ đạc trong nhà

8. Tránh các dây mắc trong nhà

9. Tránh làm sàn nhà mấp mô hay bậc thang

10. Để đồ vật trong tầm với của tay

11. Nên dùng ghế hay thang bậc có bản rộng để lấy dụng cụ trên cao

12. Mang giày dép đúng cỡ

13. Giữ sàn nhà sạch và không bị trơn trượt

14. Sắp xếp bàn ghế tủ giường tránh bị vấp

15. Dùng kẹp dài cứng để lấy đồ dưới sàn hay trên cao

16. Lựa ghế và giường sao cho dễ ngồi dậy (tránh ghế ngồi hay giường có nệm lún quá làm dễ bị té khi đứng dậy hay ngồi xuống)

17. Ngồi dậy dễ dàng từ ghế

18. Để đèn sáng trên lối đi

19. Dùng thảm an toàn không bị trượt

20. Để đồ dùng dễ kiểm soát như đèn pin, điện thoại di động, nước uống ban đêm.

Nguồn Tuoitre.vn 

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status