fbpx
Viện điện tử

Một thầy thuốc thiết kế thành công máy kéo giãn đốt sống cổ tự động

ND – Trong hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành y tế khu vực lần thứ 22, có một đại úy, bác sĩ quân y đã giành giải nhất với đề tài “Thiết kế máy kéo giãn đốt sống cổ tự động”. Ðây là một đề tài mới, làm xôn xao giới chuyên môn. Ðó là Ðại úy Mai Trung Dũng (công tác tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quân y 354).   

 

Theo bác sĩ Mai Trung Dũng, kéo giãn đốt sống cổ là một phương pháp cơ bản để điều trị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Hiện nay, kéo giãn đốt sống cổ được sử dụng ở các khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bằng hai phương pháp chính: kéo giãn đốt sống cổ bằng hệ thống máy kéo và kéo giãn bằng lực đối trọng từ các quả cân. 

Kéo giãn bằng hệ thống máy kéo bằng động cơ được điều khiển tự động bằng kỹ thuật số. Phương pháp này cho phép sử dụng cả chế độ kéo liên tục hay ngắt quãng và có thể điều chỉnh lực kéo một cách dễ dàng. Nhưng cũng có nhược điểm là không cho phép kéo tư thế chếch. Sự tăng giảm lực kéo tương đối nhanh có thể gây các triệu chứng do kích thích chuỗi hạch giao cảm cổ sau gây các triệu chứng giao cảm như: tăng nhịp tim, hồi hộp trống ngực, hoa mắt chóng mặt..

Một thầy thuốc thiết kế thành công máy kéo giãn đốt sống cổ tự động
Bác sĩ Mai Trung Dũng thực hiện kéo giãn
đốt sống cổ cho người bệnh.

Cái được của kéo giãn đốt sống cổ là làm giãn cơ tích cực, tác động vào nhiều điểm khác nhau của đoạn cột sống làm các khoan đốt được giãn rộng và có thể cao thêm trung bình 1,1mm, do đó có thể làm giảm áp lực nội đĩa đệm.

Anh cho biết thêm, kéo giãn cột sống còn làm tăng tính linh hoạt của cột sống, giải phóng sự khóa cứng của các khớp đốt sống, giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh sống, tăng cường nuôi dưỡng cục bộ; tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị hạn chế, khôi phục lại hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống; tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát vị ở mức độ nhẹ và vừa có thể trở lại vị trí cũ.

Ở các khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện, một trong những phương pháp chữa bệnh chủ yếu là xoa bóp và bấm huyệt. Nhưng phương pháp này mất thời gian và công sức không những của thầy thuốc mà cả sự kiên trì của người bệnh. Có nhiều loại bệnh mà việc điều trị phải tập trung vào cái cổ. Vì thế, máy kéo đốt sống cổ đã trở thành cánh tay kéo dài cho người bác sĩ điều trị lĩnh vực phục hồi chức năng…

Nghe bác sĩ Dũng giới thiệu, tôi thật sự cảm phục trước một người đàn ông có nụ cười hiền hậu, ánh mắt long lanh với bước đường trưởng thành nhanh chóng.

Từ một sinh viên tốt nghiệp đại học năm 1999, Mai Trung Dũng được điều về Bệnh viện Quân y 354 công tác tại Khoa Phục hồi chức năng. Công việc hằng ngày của anh là giúp người bệnh rèn luyện vươn lên chiến thắng bệnh tật, sớm trở về với đời thường. Và, con đường đến thành công của anh bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt ấy.

Là bác sĩ trẻ, Dũng thường xuyên được cấp trên giao vận hành những loại máy phục hồi chức năng hiện đại, trong đó có máy kéo đốt sống cổ. Máy thuộc loại hiện đại nhập của Nhật Bản, trị giá hàng trăm triệu đồng. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu chức năng vận hành của máy, anh đã hiểu cái hay, cái chưa được của máy. Vì hằng ngày tiếp xúc với người bệnh, trực tiếp vận hành máy, cho nên Dũng hiểu từng cơn đau, từng cái oằn mình của người bệnh.

-5%