fbpx
Viện điện tử

Lấy mệt để trị đau

(ĐTĐ) – Trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều người phải chịu đựng cơn đau trong cơ thể, có cơn đau kéo dài vài tháng nhưng cũng có cơn đau là mạn tính. Nhưng đau không hoàn toàn là một điều bất lợi và có thể chữa khỏi bằng hoạt động thể lực.
 

Cảm giác đau có vai trò như một hệ thống bảo vệ chống lại các chấn thương và ảnh hưởng gây tổn thương tới cơ thể. Tuy nhiên, đau kéo dài gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống. Với các bác sĩ, đau mạn tính vẫn là thách thức lớn nhất trong điều trị.

Nguyên nhân, phương pháp điều trị cũng như hậu quả của hội chứng đau rất khác nhau. Với những cơn đau cấp tính có thể phân biệt dễ dàng, ví dụ như cơn đau do gẫy xương và đau do nhồi máu cơ tim; nhưng nguồn gốc các cơn đau mạn tính lại rất khó để chỉ ra chính xác, do đó việc điều trị thường khó khăn hơn.

Tại châu Âu, khoảng 1/3 số người cho biết họ phải chịu đựng tình trạng đau kéo dài hơn ba tháng, được các bác sĩ gọi là cơn đau lâu dài (chỉ cơn đau tiền mạn tính). Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các quốc gia phát triển, tỷ lệ người bị đau như vậy nhiều hơn ở các nước có thu nhập thấp.

Nguyên nhân thường gặp nhất ở các cơn đau này là đau lưng, đau đầu kinh niên, đau cơ và đau thứ phát do nhiễm bệnh ác tính. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ không thể tìm được nguyên nhân cơn đau nên tình trạng này thường được gọi chung là các rối loạn.

Thuốc giảm đau gần như không có hoặc có rất ít tác dụng với các cơn đau kiểu này. Do đó, hoạt động thể lực thường xuyên là một trong những lựa chọn điều trị quan trọng nhất và có hiệu quả giảm đau.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy hoạt động thể lực có khả năng tăng cường các chức năng của cơ thể, tăng thể lực, làm giảm đau trực tiếp. Điều này đặc biệt quan trọng vì bệnh nhân bị đau lâu ngày thường ít vận động do sợ đau vì vậy cơn đau càng kéo dài.

Lấy mệt để trị đau

Bên cạnh đó, phần lớn bệnh nhân có cơn đau kéo dài thường bị ảnh hưởng tiêu cực đến thần kinh, thể hiện qua sự chán nản, đặc biệt là bệnh nhân bị đau ở cơ và khớp.

Hoạt động thể lực không chỉ tăng cường sức mạnh mà còn tác động tích cực tới các bệnh lý tương đồng và triệu chứng liên quan đến cơn đau dạng này như mất ngủ, trầm cảm, căng thẳng, chán nản và lo lắng.

Từ 59-90% dân số ở châu Âu đã từng có một khoảng thời gian phải chịu đựng chứng đau lưng. Với tình trạng đó, lời khuyên ”nghỉ ngơi tại giường và nằm cố định” không còn phổ biến, khuyến nghị của bác sĩ hiện nay luôn là ”hãy sống và hoạt động bình thường nhất có thể”.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
6.380.000
Mua

Ngoài ra, bệnh nhân nên đến các trung tâm thể dục và tập các bài tập huấn luyện đặc biệt tăng sức mạnh và kéo dãn cơ từ 2-3 buổi mỗi tuần dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên, tiếp đó thực hiện các bài tập này hằng ngày tại nhà.

Bệnh nhân có thể đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần 30-60 phút. Bài tập dãn cơ đặc biệt có tác dụng với bệnh nhân đau cơ và khớp. Do đau thường dẫn đến căng cơ và gây teo cơ do thiếu vận động, vì vậy, việc kéo dãn cơ sau mỗi bài tập rất có lợi. Tập luyện với cường độ thích hợp sẽ giúp bệnh nhân tăng sự tự tin và lạc.

Khi cơn đau càng tăng thì hoạt động thể lực càng trở nên quan trọng hơn để giảm đau. Đối với các bệnh nhân có cơn đau, hoạt động thể lực không gây ra nguy hiểm gì, tuy nhiên do bị đau lâu dài, thể lực thường bị suy giảm nên khi bắt đầu chỉ nên tập với cường độ thấp và tăng dần theo thời gian.

Hoạt động thể lực phải được duy trì thường xuyên mới có tác dụng giảm đau trực tiếp hay gián tiếp. Thời gian hoạt động thể lực tối thiểu là 10 phút mỗi ngày.

Nguy cơ gặp phải khi tập thể lực với cường độ như trên là rất nhỏ. Vấn đề quan trọng là tạo động lực để bệnh nhân ít vận động chịu khó hoạt động thể lực.

 Nguồn Doanhnhansaigon.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)