fbpx
Viện điện tử

Các yếu tố đặc hiệu mô ảnh hưởng đến phòng ngừa chấn thương

Các yếu tố cảm giác thần kinh

Sẽ không hoàn chỉnh phần bàn luận này về cơ bắp nếu không nói đến vai trò hệ thần kinh trung ương ngoại vi chỉ huy việc kiểm soát vận động và do đó ngăn ngừa chấn thương. Ta biết rằng trong các gắng sức đồng tâm tự giác, các đơn vị vận động nhỏ (loại I) (chủ yếu cung cấp các sợi cơ giật chậm) được huy động đầu tiên. Tuy nhiên, trong các gắng sức lệch tâm (Nardone và Schieppati, 1988) hoặc trong khi co rút không tự giác, như là khi có kích thích bằng điện (Sinacore và CS, 1990) thì mô hình này chưa được thể hiện và các đơn vị vận động loại II lớn hơn (cung cấp các sợi cơ giật nhanh), được huy động đầu tiên. Nếu không có mô hình sinh lý bình thường thì các phản xạ xảy ra để chống lại sự ngã đổ có thể là không đầy đủ.

Hệ thần kinh rất quan trọng để xác định thời gian hoạt động cơ, kiểm soát mức độ lực, và phối hợp các bắp thịt hợp đồng hay đối kháng. Một vài trong số các hoạt động đó có thể cải thiện được nhờ tập luyện, song các tiêu chuẩn thành tích vận động của các thể thao đặc biệt cần được xác định sao cho mỗi cá nhân có ý thức tập luyện với những mục tiêu đặc biệt. Ngay một động tác vô thưởng vô phạt như phát một trái bòng tennit cũng có thể dẫn tới chấn thương nếu thân mình của người phát bóng không nghiêng về bên trong khi quay người đánh. Không phải mọi vận động viên giỏi đều chăm sóc đến các vận động sinh lý của các bề mặt khớp các đốt sống lưng, cũng không “cảm thấy” rằng cột xương sống lưng cần phải nghiêng về bên phải khi thân người xoay về bên trái. Không phối hợp được các động tác đó tốt nhất thì lỗi xấu nhất là chấn thương. Một số vận động viên hiểu được phải vận động như thế nào hoặc quan sát kỹ những vận động viên giỏi để bắt chước động tác cơ bản, song một số người phải học những động tác rất cơ bản để phòng ngừa chấn thương. Các đáp ứng phản xạ không chú ý phụ thuộc vào kích thích đến từ ngoài da, từ thụ thể khớp hoặc thụ thể cơ bắp.

Mức độ cảm giác, nhận thức và phối hợp được thể hiện trong nhiều dạng sàng lọc trước mùa thi đấu và cần phải đánh giá cẩn thận.

Da

Là bộ phận rộng nhất cơ thể và bộ phận có tầm quan trọng sống còn để kiểm soát cân bằng nhiệt và cân bằng thể dịch. Chú ý bảo vệ và chăm sóc da là điều rất quan trọng để đề phòng chấn thương. Đối với trẻ nhỏ, vì da bao phủ bề mặt tương đối rộng nên trẻ em mất nhiệt nhanh hơn và có khuynh hướng rét run nhiều hơn. Hứng chịu tia tử ngoại thì da dễ bị carcinoma và cần được bảo vệ nhất là khi cường độ hứng chịu tăng cao vì nước, băng giá hay tuyết, thiếu ozôn và khi lên độ cao. Cần đeo kính lọc để bảo vệ mắt chống tia mặt trời, nước và băng.

Tư thế

Tư thế tĩnh và động phản ánh tình trạng toàn vẹn của các mô hệ cơ xương. Tư thế được đánh giá khi chọn vận động viên vì chắc chắn rằng sự bất đối xứng hoặc sắp xếp sai lệch là báo trước chấn thương. Bach và cộng sự (1985) gợi ý rằng tình trạng chặt của cơ có thể là nguyên nhân chấn thương trong môn chạy. Tư thế (trong nhiều điều khác) phải đối xứng với một tư thế ưỡn lưng “bình thường” (tầm động tác trong vòng 20-60°). Ngón chân phải hướng ra ngoài 6° và mỏm đầu gối phải chỉ thẳng ra phía trước, Sheehan (1992) cho rằng nếu không đạt được tư thế lý tưởng, nhất là đối với đôi chân, thì sẽ gây chấn thương – hoặc kiểu chấn thương do quá mức hoặc chấn thương rách hoặc món, do cử động lệch lạc lặp đi lặp lại. Ngoài các báo cáo mô tả và nhận xét, việc nghiên cứu các điều thừa nhận đó còn rất ít, các vận động viên chạy chân quay sấp đều nói là đầu gối đau, và trong nhiều trường hợp dùng miếng đệm chỉnh hình khỏi được các triệu chứng đó. Jesse (1977) cho rằng ngón chân quá chõe là nguyên nhân chính gây ra cấc vấn đề của chân vì xương chày sau bị cưỡng bức kéo ra khỏi vị trí ngay ngắn khi chạy, hoạt động gấp gan bàn chân nối tắt với cơ mác nên nó không thể thay đổi thế quay sấp của bàn chân khi chạy. Có nhiều công trình nghiên cứu có vẻ hợp logic song khi kiểm tra lại một cách ngẫu nhiên thì lại không đúng.

Một vấn đề nghiên cứu khác nữa là tỷ lệ giữa các bộ phận cơ thể trong việc phòng chấn thương thể thao. Khi trẻ em lớn lên thì tương quan giữa chiều dài của chân, của thân mình và cánh tay đều thay đổi. Ở trẻ nhỏ việc chạm ngón chân thực hiện dễ dàng song phần lớn thiếu niên thì không thực hiện được vì chân đã dài ra trong tỷ lệ so với tay và thân mình. Cố ép chạm ngón chân để kéo căng gân kheo thì là kéo phần lưng trên quá sức gây ra gù lồng ngực.

Tư thế và sự sắp xếp đúng đắn các bộ phận được đánh giá và ghi lại trên nhiều dạng, trong số đó có cách mà  Kendall  và cộng sự miêu tả (1977). Các bài tập chỉnh thể đều có ích miễn là người tập kiên trì và miễn là vấn đề không phải là ở chỗ không cải thiện cấu trúc cơ thể được bằng luyện tập.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status