fbpx
Viện điện tử

Qúa tải và cơ chế chấn thương trong thể thao

Các lực và cấu trúc giải phẫu

Các lực tác động lên cấu trúc giải phẫu phụ thuộc vào cấu tạo của cơ thể vận động viên và vào nhiều yếu tố bên ngoài (Hình 9.3). Bài bình luận tiếp theo tập trung vào các yếu tố bên ngoài có thể bị ảnh hưởng bởi các chiến lược thích hợp vì khó có thể thay đổi sự hình thành của cơ thể một vận động viên. 

Lực tác động lên cấu trúc đặc biệt trong hoạt động thể thao phụ thuộc vào hoạt động của vận động viên. Các lực sẽ khác nhau khi đi bộ và chạy, nhảy cao và nhảy xa, đấm bốc và đấu vật, leo núi và trượt băng đường dài. Nhiều hoạt động có thể lặp lại nhiều lần lực ở cấu trúc cơ thể đặc biệt chỉ tác động ít lần trong thể thao nước rút nhưng có thể hàng nghìn lần trong khi chạy maratông. Cơ thể con người gồm mô sống, chúng phản ứng với những kích thích của tải bằng nhiều cách khác nhau. Thời gian nghỉ giữa các đợt tập luyện có thể ảnh hưởng tới phản ứng sinh học của xương, gân, cơ, dây chằng và sụn; và quyết định xem phản ứng là tích cực hay tiêu cực về mặt sinh học và một kích thích của sự tập luyện sẽ tăng cường hay làm yếu các đặc tính cơ học của một cấu trúc. 

Qúa tải và cơ chế chấn thương trong thể thao

Hình 9.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lực tác động lên cấu trúc giải phẫu trong hoạt động thể thao. 

Có nhiều tài liệu cho rằng giầy thể thao là một yếu tố chịu trách nhiệm gây tổn thương trong thể thao. Giầy thể thao có thể thay đổi các lực trong các cấu trúc giải phẫu đặc biệt tới hơn 100% và được coi là biện pháp quan trọng để ngăn chặn tổn thương trong thể thao. Sân bài làm tăng 3 đến 4 lần tần suất tổn thương trong hoạt động thể thao (Nigg và Denoth, 1980). Các yếu tố khác thường được tranh cãi như lý do có thể đối với tổn thương trong thể thao, trong đó có thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm và bụi. Điều này không bàn luận thêm ở chương này nữa.

Các chiến lược được lựa chọn

Các chiến lược có thể áp dụng làm giảm tải trên cơ thể vận động viên sẽ được bàn luận đối với những yếu tố bên ngoài đã đưa ra ở hình 9.3. Có chiến lược áp dụng cho vận động viên đỉnh cao, có chiến lược cho vận động viên hàng ngày. 

Động tác 

Lực bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng hiệu quả do động tác của vận động viên. Lực vận động bên ngoài tối đa trong đi bộ hơi vượt quá 1 BW (thể trọng). Lực vận động bên ngoài tối đa cho chạy là 1800 đến 2200N cho tốc độ chạy từ 3 đến 6 m/s. Lực ảnh hưởng tối đa trong chạy tăng từ khoảng 1200 đến 2300N cho tốc độ chạy từ 3 đến 6 m/s (Nigg và CS, 1987). Lực hoạt động nhạy cảm với loại động tác, chúng tác động các lực lên tốc độ của động tác. Kết quả là nếu lực thái quá người ta có thể thay đổi tốc độ (chạy chậm hơn) hoặc thay đổi loại hoạt động (đi bộ thay cho chạy). Chiến lược này áp dụng cho vận động viên hàng ngày. Ví dụ, sự thay đổi động tác từ hoạt động có tác động cao tới hoạt động có tác động thấp được giới thiệu trong chạy và thể dục nhịp điệu tính đến số tổn thương hay xảy ra có liên quan đến sự chịu tải tác động cao và hoạt động chạy thường thay thế bằng hoạt động đi bộ. Khả năng thay đổi động tác của vận động viên thành tích cao thì có giới hạn. Có thể áp dụng các kỹ thuật vận động hữu hiệu lúc khởi đầu huấn luyện thành tích cao. Tuy nhiên, nhìn chung, hoạt động trong chạy vượt rào, nhảy cao, tennis hay thể dục dụng cụ được qui định trong điều kiện giới hạn rõ và chỉ có sự thay đổi nhỏ là có thể. 

Số lần tập lặp lại và sự nghỉ ngơi giữa quá trình tập lặp lại 

Phản ứng của mô người đối với sự mang tải có thể làm tăng hay giảm sức mạnh, phụ thuộc vào số lần lặp lại của lực tác động và sự nghỉ ngơi giữa các lần lặp lại (giai đoạn luyện tập). Thực tế là sức mạnh tối đa của vật liệu sinh học lại nhỏ hơn nhiều khi tập lặp lại so với khi mang tải một lần duy nhất cho gợi ý nên tránh bắt chịu tải dài ngày một cách có chu kỳ. Hơn thế nữa, người ta nghĩ rằng chất lượng huấn luyện quan trọng hơn số lượng, thừa nhận rằng mô người cần thời gian nghỉ để tái sinh nhằm phát huy tác dụng sinh học tốt trong luyện tập. Tuy nhiên, số lần lặp lại và nghỉ giữa các lần đó vẫn còn là chủ đề đặc biệt và chưa có lời khuyên rõ ràng. 

Giầy thể thao 

Rõ ràng loại giầy dùng cho hoạt động thể thao đặc biệt có ảnh hưởng đến loại và tần suất tổn thương. Torg và Quedenfeld (1971) đã nghiên cứu hồi sức tổn thương đầu gối và mắt cá của vận động viên Liên đoàn bóng đá các trường trung học Mỹ. Họ đã cho thấy tần số và độ nguy hiểm của tổn thương là cao hơn ở các vận động viên dùng giầy đá bóng (9,5mm đường kính) so với vận động viên dùng giầy với đệm (12,5mm đường kính). 

Trong một nghiên cứu tiến cứu ở tennis, Luethi và CS (1986) nghiên cứu ảnh hưởng của giầy. Họ đã phân phối hai loại giầy khác nhau – có trong thời gian thử nghiệm cho một nhóm chơi tennis khỏe mạnh và theo dõi những tổn thương do quá tải xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng tiếp theo chơi tennis. Họ đã thấy sự khác biệt rõ ràng trong con số liên quan của tổn thương cho 2 nhóm giầy (32,6 và 47,1%). Thêm vào đó, vị trí và kiểu tổn thương khác nhau cho 2 nhóm giầy. Cả hai nghiên cứu đều chỉ ra rằng giầy thể thao, thực tế, có ảnh hưởng tới vị trí, kiểu và tần suất tổn thương trong thể thao. 

Qúa tải và cơ chế chấn thương trong thể thao

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
6.380.000
Mua
Hình 9.4 

 Việc sản xuất giầy thể thao sử dụng nhiều loại để độ cứng khác nhau (với vật liệu và dung dịch sản xuất) và các dạng hình học khác nhau. Cả hai có ảnh hưởng tới sự phân bố lực bằng cách khác nhau. 

1. Độ cứng của đế không có tác dụng trên lực thẳng đứng bên ngoài (Nigg và CS, 1987) và mức mang tải thẳng đứng bên ngoài (Hình 9.4). Kết quả này là đáng ngạc nhiên và hiện nay chưa được hiểu hoàn toàn. Công việc đang tiến hành trong phòng thí nghiệm của chúng tôi cho thấy lực bên trong các cấu trúc chính chịu lực của chận, khi chạy không chịu ảnh hưởng sự thay đổi độ cứng của đế giầy. Điều này gợi ý rằng “lót nệm” của giầy có thể là làm phương tiện thuận lợi hơn là làm chức năng bảo vệ. 

2. Cấu tạo hình học và cấu tạo đặc biệt của giầy thể thao có tác dụng chính lên động tác và do đó lên lực bên ngoài và lực bên trong. Ví dụ, gót loe, ảnh hưởng đến sự úp sấp và sự lật ngửa khi tiếp đất (Nigg và Morlock, 1987). Chất ổn định gót và đệm gót làm tăng sự đặt úp sấp ban đầu và giảm lực tác động thẳng đứng. Sự cứng nhắc khi vặn của giầy có ảnh hưởng lên độ dãn của dây chằng mắt cá chân (Hình 9.5) và do đó đè nặng lên một số dây chằng mắt cá (Morlock, 1990). Nhìn chung, tóm lại, tăng sức đòn bẩy giữa giầy và đất có xu hướng làm tăng độ úp sấp hay độ lật ngửa và giảm lực tác động. 

Gẫy xương do mệt mỏi xuất hiện ở chi dưới thường xảy ra ở những vận động viên thành tích cao. Sự phát sinh vết gẫy do nén ở vận động viên chạy thường liên quan tới sự giảm mật độ chất khoáng trong xương. (Linnell và CS, 1984; Martin và Bailey, 1987). Ở 6 nữ vận động viên chạy bị gẫy xương do nén kéo dài và 8 nữ vận động viên gẫy xương mà có tiền sử nén ta thấy, các vận động viên gẫy xương do nén có mật độ chất khoáng trong cổ xương đùi và xương sống nhiều hơn so với vận động viên chạy mà không gẫy xương do có tiền sử nén và mật độ chất khoáng của xương chày của hai nhóm trên không khác gì nhau (Grimston và CS, 1991). Kết quả này cho thấy sự phát sinh gẫy xương do nén không có liên quan tới giảm mật độ chất khoáng của xương. Tuy nhiên, lực bên ngoài lên giầy của vận động viên khác nhau ở 2 nhóm (Hình 9.6), trung bình của nhóm gẫy xương do nén nhiều hơn đáng kể so với nhóm bình thường (lực tác động thẳng đứng tối đa) 13%; lực chủ động thẳng đứng tối đa 7%; lực sâu tối đa 15%; lực giữa tối đa 46%; và lực ngang tối đa 64%. Sự khác biệt nhất trong lực trung gian là lý do đối với mômen uốn giữa – ngang mà có thể có liên quan đến nguyên nhân gẫy do nén (Hình 9.6). Vì lực bên ngoài có thể bị ảnh hưởng cùng với cách đóng giầy, người ta nghĩ rằng sự gẫy do nén có thể được điều trị ngăn chặn nếu có giầy thích hợp giảm thành phần lực giữa – ngang. 

Qúa tải và cơ chế chấn thương trong thể thao

Hình 9.5. 

Qúa tải và cơ chế chấn thương trong thể thao

Hình 9.6. 

 Giầy thể thao không thích hợp có thể tăng gấp đôi hay ba động tác úp sấp hay lật ngửa giữa bàn chân và cẳng chân dưới so với động tác của chân trần (Nigg, 1986). Lực bên trong cơ thể tăng theo. Sự nghiêng của đế giầy trong trượt băng, vật chỉnh hình trong giầy chạy hay giầy đá bóng và nhiều chiến lược khác thường đều có ảnh hưởng đến sự sắp xếp về hình học của xương. Người ta cho rằng những kỹ thuật đó giúp ngăn chặn tổn thương trong thể thao. Tuy nhiên, ở đây bằng chứng thường có tính chất giai thoại. 

Tóm lại, giầy thể thao là yếu tố quan trọng nhất gây ta hoặc ngăn chặn tổn thương trong thể thao. Lực đòn bẩy quá mức được coi là lý do đầu tiên để lực bên trong cao và có thể xảy ra tổn thương. 

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
6.380.000
Mua
DMCA.com Protection Status