fbpx
Viện điện tử

Vai trò của nội tiết trong chấn thương thể thao

Thay đổi hormon giới tính và chấn thương thể thao ở phụ nữ

Điều nhận thấy rõ ràng ở các vận động viên nữ thường xuyên tham gia luyện tập thể thao nặng là chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi và kéo theo sự thay đổi nồng độ các hormon giới tính trong tuần hoàn (Baker và cộng sự, 1981; Boneu và Keizer, 1984; Loucks và Horrath, 1985; Keizer và Rogol, 1990). Ở những vận động viên chạy bị chứng ít kinh nguyệt và mất kinh, đã tìm thấy kích tố nữ thấp trong huyết tương và các nồng độ C thường xuyên tăng lên. Cùng với sự tăng C do tập luyện gây ra, điều này cũng làm cho những phụ nữ này dễ bị các tổn thương xương cơ. Bằng chứng cho giả thuyết này đã được Lloyd và các cộng sự (1986) chứng minh; ông đã cho thấy một chỉ số tổn thương cơ xương cao hơn gần như tới 3 lần ở những vận động viên chạy có kinh nguyệt ít/mất kinh khi so sánh với những người làm chứng có kinh bình thường. Hơn nữa, có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng chứng mất kinh và ít kinh nguyệt thứ cấp liên quan với tỷ lệ cao hơn sự mất khoáng xương và gẫy xương do nén ép (Drinkwater và cộng sự, 1984; Marcus và cộng sự, 1986; Louis và cộng sự, 1991).

Mặc dù đó là chủ đề từng gây tranh cãi trong nhiều năm, hiện nay các hiện tượng kinh nguyệt không đều phần nào được coi là sự biểu hiện của việc tập luyện quá mức (De Cree, 1990; Keizer và Rogol, 1990). Quan điểm này đã được một số tác giả chứng minh. Thí dụ, Bullen và cộng sự (1984) cho thấy rằng luyện tập chịu đựng vừa phải trong 8 tuần liền không làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt đều ở phụ nữ. Nghiên cứu mở rộng công trình này (Bullen và cộng sự, 1985) cho thấy những biến đổi chu kỳ kinh nguyệt gây nên do cảm ứng ở hầu hết những người tình nguyện khi khối lượng luyện tập quá cao (3-4 giờ mỗi ngày). Các tác giả đã tin chắc vào giả thuyết là trục dưới đồi tuyến yên có thể bị ảnh hưởng. Veldhuis và cộng sự (1985) đã ủng hộ quan điểm này. Ông đã phát hiện ra tần số đỉnh  LH giảm và phản ứng thay đổi trong hormon giải phóng chất hướng sinh dục ở các vận động viên chạy nhảy, mất kinh nguyệt. Hơn nữa, công trình của Keizer và cộng sự (1989b) cho thấy sự giải phóng LH yếu đi sau khi tập luyện kiệt sức (3-4 giờ mỗi ngày trong vòng 3-4 ngày liền) ở những nữ vận động viên kinh nguyệt đều (Hình 7.3). Do vậy, chúng tôi đưa ra kết luận rằng phụ nữ tích cực luyện tập không đều về kinh nguyệt thì có xu hướng phát triển gãy xương do nén ép và quá nhiều những tổn thương khác. Vì thế, những phụ nữ này cần được điều trị bằng thuốc uống tránh thụ thai. Thêm vào đó, những phụ nữ bị tổn thương cơ xương thường xuyên cần được đánh giá về tình trạng kinh nguyệt, chương trình luyện tập và nuôi dưỡng.

Rất ít tài liệu có giá trị ảnh hưởng của giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt và sự xuất hiện những tổn thương do thể thao. Lamon và cộng sự (1987) nhận thấy rằng sự bài tiết urê nước tiểu cơ bản cao hơn trong giai đoạn cao hơn giữa kỳ lutein so với giai đoạn nang noãn sớm. Landau và Lugibihl (1961) đã có thể liên hệ ảnh hưởng dị hóa này với progesteron. Tuy nhiên, rất ít những nhà quan sát đã nghiên cứu mối liên quan giữa các giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt và tỷ lệ tổn thương. Mới đây, Möllner-Nielsen và Hammar (1989) đã chứng minh rằng những cầu thủ bóng đá dễ bị chấn thương hơn trong giai đoạn trước kinh nguyệt và lúc có kinh nguyệt. Thêm nữa, những nhà nghiên cứu này quan sát thấy tỷ lệ tổn thương ở những người phụ nữ uống thuốc chống thụ thai là thấp hơn. Họ giải thích những phát hiện này bằng một thực tế là giai đoạn trước kinh nguyệt và lúc có kinh nguyệt tác động tới khả năng điều phối hoạt động và trạng thái tính tình. Thuốc uống chống thụ thai cải thiện hầu hết các triệu chứng trước kinh nguyệt.

Các hormon ngoại sinh và chấn thương thể thao

Việc lạm dụng thuốc đang phổ biến trong giới thể thao đỉnh cao. Trong số nhiều loại thuốc khác nhau, hormon được nhiều vận động viên thường xuyên sử dụng. Một nhóm các hormon do các vận động viên của nhiều môn thể thao sử dụng là steroid đồng hóa ( Wilson , 1988). Một số công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng một mặt các loại thuốc này có hiệu quả (Kuipers và cộng sự, 1991), mặt khác nó có những tác dụng phụ (khi sử dụng liều cao) làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch ( Wilson , 1988).

Các steroid đồng hóa có thể góp phần vào việc phát triển những tổn thương thể thao. Người ta đã chứng minh được rằng việc sử dụng các steroid đồng hóa có thể dẫn tới nhiều thay đổi trong sự trao đổi chất của mô liên kết (Michina, 1986a) điều này kết hợp với chứng loạn sản tơ collagen (Michina, 1986b; Laseter và Russell, 1991). Chứng loạn sản collagen có thể dẫn tới làm giảm sức căng và làm tăng nguy cơ đứt gẫy (Michina, 1987). Hậu thuẫn cho điều này có các báo cáo những trường hợp đứt gẫy tự phát ở những vận động viên sử dụng các steroid đồng hóa liều cao (Hill và cộng sự, 1983; Herrick, 1987). Chưa có tài liệu đầy đủ về ảnh hưởng của các steroid đồng hóa lên sự trao đổi chất sụn. Do đó vẫn chưa chứng minh liệu những steroid đồng hóa có ảnh hưởng tiêu cực lên sụn khớp hay không và liệu có mối quan hệ bất kỳ nào giữa việc dùng steroid và bệnh học khớp hay không.

Do những tác dụng phụ, việc sử dụng những steroid đồng hóa có thể cũng gián tiếp liên quan tới sự xuất hiện những tổn thương thể thao. Do tính tàn bạo tăng lên và những thay đổi tính tình trong việc sử dụng steroid đồng hóa (Pope và Katz, 1988), các vận động viên dùng những loại thuốc này có thể gặp nhiều nguy cơ hơn và có thể làm tăng những cơ hội làm đau bản thân họ cũng như những địch thủ của họ.

Corticosteroids và tổn thương

Một nhóm những hormon khác được dùng trong thể thao là glucocorticoid. Những vận động viên dai sức, như những người đi xe đạp sử dụng glucocorticoids hệ thống để nâng cao thành tích. Mặc dù ảnh hưởng tích cực được tiên đoán, ít người biết đến ảnh hưởng của glucocorticoid tới khả năng chịu đựng. Trong một công trình nghiên cứu theo phương pháp cả hai cùng mù, Hueting (1988) đã chứng minh rằng những người đi xe đạp chuyên nghiệp uống corticosteroid không thấy cải thiện được khả năng chịu đựng. Tuy nhiên, loại thuốc này vẫn còn được những vận động viên xe đạp sử dụng. Việc dùng corticosteroid có một số tác dụng phụ nguy hiểm. Một trong số những tác dụng phụ đó là nó làm thay đổi sự trao đổi chất và tăng sự thoái hóa protein. Mặc dù bằng chứng khoa học còn thiếu, những vận động viên sử dụng glucocorticoid có thể suy nhược nghiêm trọng về tâm thần và cơ thể sau khi sử dụng những thuốc này. Người ta nghĩ rằng nguy cơ nhiễm khuẩn và tổn thương tăng lên sau khi dùng corticosteroid (Bateman và cộng sự, 1989).

Việc ứng dụng cục bộ corticosteroid cũng được dùng trong tổn thương thể thao. Corticosteroid ngăn chặn triệu chứng viêm, và với lý do đó, việc ứng dụng loại thuốc này là khá phổ biến trong các vận động viên. Sự lạc quan ở một vài thập kỷ trước đã phát triển thành sự nhận thức rằng corticosteroid không những ngăn chặn quá trình viêm, mà còn làm suy yếu khả năng hồi phục của các mô bị nhiễm bệnh (Kennedy và Willis, 1976). Corticosteroid trong gân cho thấy là rất nguy hiểm. Tiêm thuốc vào gân gót bị tổn thương làm giảm bớt triệu chứng, nhưng làm tăng nguy cơ phát sinh đứt gân. Với lý do đó các vận động viên dùng glucocorticoid cục bộ cần kiêng tập thể dục nặng ít nhất trong 2 tuần (Kennedy và Willis, 1976). Do đó người ta cần có những hạn chế thật sự về việc ứng dụng corticosteroid trong những trường hợp của bệnh học gân.

Glucocorticoid  cũng có thể tác động tới sự chuyển hóa sụn. Behrens và cộng sự (1976) đã chứng minh rằng các cơ chế phục hồi của mô sụn đã tổn thương sau khi tiêm glucocorticoid vào khớp. Bởi vậy, các khớp được tiêm glucocorticoid có nhiều khả năng bị tổn thương trong vài tháng sau khi tiêm và cần phải được để nguyên để tránh viêm xương khớp sớm.

Kết luận

Hệ nội tiết đóng một vai trò quan trọng trong việc thích nghi với tập luyện. Trong những thời kỳ tập luyện căng thẳng, thường thường kèm theo stress về tinh thần, hệ nội tiết có thể bị rối loạn trong một thời gian dài. Nó làm cho các nồng độ hormon stress tăng liên tục, ngay cả trong giai đoạn phục hồi. Tiếp đó, nó có thể dẫn đến sự tiêu hủy cơ, teo cơ liên quan và giảm khối lượng xương. Vì nồng độ glycogen trong cơ phục hồi không đến mức tối ưu, các vận động viên có nhiều khả năng bị mệt mỏi hơn và dẫn đến tổn thương cơ xương. Nên đặc biệt chú ý tới các nữ vận động viên chạy nhảy, bởi vì chứng ít kinh nguyệt và mất kinh nguyệt thứ cấp là mối đe dọa về sức khỏe đã được chứng minh.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Cần phải tiếp tục nghiên cứu để khám phá vai trò chính xác của hệ nội tiết trong tổng suất tổn thương cơ xương.

 

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status