fbpx
Viện điện tử

Chuyện đời sau cánh cổng bệnh viện

(ĐTĐ) – Quy luật cuộc đời “sinh, lão, bệnh…” cứ vô tư, khắc nghiệt nối tiếp nhau, để rồi ai trong chúng ta chẳng phải ra vào bệnh viện, để từ đó cảm nhận được bao thế thái nhân tình.

 

“Sướng” như… thầy thuốc Việt Nam

Không biết nơi nào trên thế giới có khác không, như ở Việt Nam ta, chỉ có hai ngành mà người làm nghề được tôn vinh gọi là “thầy”: nghề dạy học và nghề y (thầy thuốc). Dù nền kinh tế thời mở cửa có làm thay đổi một số trào lưu, xu hướng nghề nghiệp, nhưng trong nhận thức của đại đa số nhân dân, hai nghề này vẫn có vị trí trang trọng xứng đáng.

Chuyện đời sau cánh cổng bệnh viện

Bệnh viện là nơi bộc lộ cuộc sống con người một cách phong phú

Cũng chắc ít ở đâu, nghề y… dễ làm như ở ta (?). Ví như ở Mỹ, một bác sĩ ngoại khoa phải học tới 15 – 20 năm mới được cầm dao mổ, thì ở ta chắc chỉ tới nửa thời gian đó. Nên mới có chuyện bác sĩ Việt Nam, từng giữ đến chức phó chủ nhiệm khoa rồi mà sang định cư nước khác vẫn phải ở nhà nội trợ, trông con, chẳng đủ tiêu chuẩn hành nghề. Còn ở ta, có nơi, có người mới là bác sĩ thực tập, y tá, y sĩ cũng mở phòng mạch làm thêm, rồi kiêm luôn bán thuốc và cứ cắt, bóc lẻ vụn thuốc ra để dễ… tính tiền. Cũng ít nơi mà các thầy thuốc… dễ được mắng bệnh nhân như ở đây. Lúc mệt mỏi, căng thẳng đã đành; tình thế chẳng đáng phải mắng, bệnh nhân cũng bị mắng xơi xơi. Có những y, bác sĩ lúc nào cũng mang khuôn mặt… “hình sự”, làm bệnh nhân đau cũng chẳng dám kể. Rồi những cô bác, những bà mẹ chân quê mang từng quả na, quả trứng ra cảm ơn, bồi dưỡng các thầy thuốc bằng cả tấm chân tình. Trong khi chính họ còn ốm yếu và cần được bồi dưỡng hơn. Vì thế, sự tin yêu, gửi gắm, nể nang và phụ thuộc vào các thầy thuốc (người chữa bệnh cho mình nhiều khi bằng chính nguồn tài chính do mình là “thượng đế”, bỏ ra … thuê) cũng ít nơi có được như với bệnh nhân Việt Nam. Nên nói các thầy thuốc Việt Nam ta “sướng” là ở ý đó.

Khổ… như thầy thuốc Việt Nam

Họ rất khổ cực, vất vả! Theo mặt bằng thu nhập chung của người lao động cả nước, lương của họ rất thấp. Một bác sĩ trưởng phòng khám đa khoa khu vực (ở Hà Nội) làm nghề đã 28 năm (từ y sĩ lên) tính hết các khoản chỉ được khoảng… 4 triệu đồng/tháng, bằng lương của một cử nhân vừa tốt nghiệp đại học thử việc cho công ty tư nhân, nước ngoài… Mà không phải ở cơ sở y tế nào cũng có thêm “phong bì”, “màu mè”, quà cáp. Ít có bệnh viện, trung tâm y tế nào không quá tải. Trình độ dân trí nhiều nơi rất hạn chế. Nhiều bệnh nhân không hiểu biết, bác sĩ giải thích… mỏi mồm vẫn thắc mắc, đòi hỏi những cái rất vô lý. Người viết bài từng chứng kiến một bệnh nhân biến bác sĩ (Đông y) thành… “thư ký” cho họ: phải ghi toa theo những món thuốc họ… yêu cầu. Rồi chen lấn, xô đẩy, chỉ muốn nhanh đến lượt mình. Chắc cũng chẳng ở đâu các thầy thuốc làm việc “năng suất” như ở ta. Mỗi buổi sáng, mỗi thầy thuốc – nhất các khoa nội phải khám cho cả trăm bệnh nhân. Tính ra, mỗi bệnh nhân chỉ được khám vài ba phút. Mà không thế không được, người xếp sau đã sốt ruột giục giã rồi.

Công việc thì thường xuyên phải tiếp xúc với chất độc hại, vi trùng vi khuẩn, những thứ người ngoài nghề chỉ đụng một chút đã thấy gớm. Bệnh nhân thì luôn trong tình trạng ốm yếu mệt mỏi cau có, nên họ bị áp lực tâm lý rất nhiều. Rồi những sự bạo hành, đe dọa, gây thương tích và cả tính mạng cho các thầy thuốc vẫn thường xuyên xảy ra. Chủ yếu vẫn do sự thiếu hiểu biết, thiếu kiềm chế, thiếu hợp tác của người nhà bệnh nhân. Như gần đây là án mạng với sự ra đi của bác sĩ Phạm Văn Giàu ở Thái Bình. Với truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của dân tộc ta, dù là lý do gì, việc xúc phạm, gây tổn thương mất mát đến những người làm nghề cứu nhân độ thế như vậy là không thể chấp nhận được. Nghề y, cái nghề cao quý nào ngờ có lúc lại là “nghề nguy hiểm”!

Khổ… như người bệnh Việt Nam

Đầu tiên là sự quá tải, sự thiếu thốn trang thiết bị. Trời nóng nực 36, 37oC vẫn 2, 3 bệnh nhân nằm chung một giường. Hàng chục người bệnh, người nuôi bệnh ăn ở lộn xộn, nhốn nháo trong căn phòng chỉ hai chục mét vuông. Cả khoa 4, 5 phòng bệnh với hàng trăm con người chỉ có 2 nhà vệ sinh kiêm luôn nơi tập kết rác, phơi phóng đồ đạc… Cảm giác bức bối, mệt mỏi, đi nằm viện còn mệt hơn, bệnh nặng hơn, như được “tặng” thêm bệnh nữa. Có lúc bệnh nhân nam – nữ cũng chung một phòng. Những cụ bà, cụ ông vệ sinh tại giường chẳng có che chắn. Làm những gì là tế nhị, kín đáo cần che đậy cứ lồ lộ, tồng ngồng hết ra. Khó coi, khó xử cho tất cả, chẳng còn gì là giá trị con người. Chẳng thế mà có cụ bà bị đái tháo đường, tuổi mới 56 mà đã già như người 76: rụng hết răng, cụt một chân và chân kia nguy cơ bị cưa nốt. Con cái thường phải đút cho ăn và … “xi tè” trên giường. Những lúc này mới thấy giàu sang, địa vị, tiền bạc, sắc đẹp chẳng nghĩa lý chi. Đã đến đây thì mọi thứ là phù vân hết. Chỉ cần sức khỏe và chỉ có sức khỏe là hạnh phúc nhất thôi. Vậy tại sao con người ta khi còn khỏe mạnh lại cứ đốt sức, phá sức bằng rượu bia, thuốc lá; bằng việc hơi một tí xô xát, đâm chém nhau, phóng xe lạng lách để rồi gây tai nạn, lại phải rầm rập khiêng nhau vào bệnh viện?

Nguồn sáng nơi phận tối

Đó là những suất cơm, cháo từ thiện mỗi sáng, trưa. Đó là nụ cười, lời chào niềm nở của người hộ lý đứng tuổi, tuy không quen biết nhưng mỗi khi đi qua bệnh nhân đều hỏi: “Chị có khỏe không?”. Cô bác sĩ nhỏ nhắn có bầu sắp đến ngày sinh vẫn làm việc ân cần, chu đáo trả lời mọi thắc mắc, lo âu của người bệnh. Cô điều dưỡng với sự mềm mỏng làm bệnh nhân nằm viện trong sự cô đơn, nhớ nhà có lúc thoảng thốt như đang ở giữa… Nam Cực bỗng nghe thấy tiếng nói… đồng hương. Còn nhiều lắm! Nhiều lắm những sự ấm lòng như thế. Dù ai có nói gì, dù thời thế có lộn xộn tới đâu, vẫn tin, các thầy thuốc của chúng ta – đa phần là người tốt. Phải tốt, phải yêu nghề, yêu người, họ mới làm được nghề này. Và họ còn phải… không dốt nữa. Trường Y bao giờ cũng nằm trong tốp trường có điểm tuyển sinh cao nhất. Ai không giỏi, không dám thi trường Y. Học hành vất vả hơn, dài thời gian hơn, tốn nhiều công sức, tiền bạc hơn. Làm việc cực nhọc, hy sinh, chịu đựng hơn. Nhân loại có lý khi dành sự ưu ái hơn cho thầy thuốc!

Chúng ta thường cầu mình không có bệnh. Nhưng khi bệnh đến, phải đặt chân đến nơi chẳng muốn đến là bệnh viện cũng học hỏi, chiêm nghiệm được biết bao điều.

Nguồn Suckhoedoisong.vn

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status