fbpx
Viện điện tử

Bác sĩ Trần Trọng Hải: Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài

(ĐTĐ) – Quê hương cho phép ông được là chính mình, một cậu bé đầu trần chân đất suốt dọc triền đê, dù sau nhiều tháng năm bôn ba khắp bốn phương trời học tập, nghiên cứu, ông giờ đã trở thành một PGS.TS.BS cao cấp, Thầy thuốc nhân dân, giảng viên Bộ môn Phục hồi chức nặng dựa vào cộng đồng, Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, thành viên Viện hàn lâm khoa học New York.
 

Suốt cuộc trò chuyện, ông cứ nhắc đi nhắc lại tên ngôi làng, nơi chôn rau cắt rốn, nơi cho ông mạch nguồn cội. Ông bảo, quê hương là nơi ông được trở về sau những thăng trầm của đời sống, là nơi neo giữ lại tâm hồn ông dù bôn ba khắp nẻo. Quê hương cho phép ông được là chính mình, một cậu bé đầu trần chân đất suốt dọc triền đê, dù sau nhiều tháng năm bôn ba khắp bốn phương trời học tập, nghiên cứu, ông giờ đã trở thành một PGS.TS.BS cao cấp, Thầy thuốc nhân dân, giảng viên Bộ môn Phục hồi chức nặng dựa vào cộng đồng, Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, thành viên Viện hàn lâm khoa học New York.

Bác sĩ Trần Trọng Hải: Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài

Bởi yêu quê hương đến cháy lòng, nên câu chuyện của PGS.TS Trần Trọng Hải cũng bắt đầu từ cái làng quê nhỏ bé mà giàu tình, giàu nghĩa ấy. Ông kể lại rằng, quê hương và tuổi thơ luôn là một nỗi day trở lớn trong đời mang lại cho ông nhiều điều kỳ lạ. Ở nơi đó, ông có người bạn chí cốt, đã mang đến cho ông sự thay đổi lớn lao trong suốt cuộc đời sau này.

Bác sĩ Trần Trọng Hải kể lại: “Năm 1965, tôi tốt nghiệp phổ thông và đang chuẩn bị tinh thần đi bộ đội. Hồi ấy, tất cả chúng tôi đều hăng hái lên đường vì Tổ quốc thiêng liêng. Khi tôi đang chuẩn bị lên Lào Cai (nơi gia đình đi sơ tán) để tạm biệt bố mẹ thì có người bạn hớt hải đến tìm, người ướt sũng. Đó là anh Phạm Quang Vinh, anh là bạn đồng niên và học cùng tôi cấp II, cấp III. Anh đến chỉ để đưa cho tôi tờ giấy có danh sách báo tôi được đi học nước ngoài mà anh đã ký nhận giúp tôi.

Chả là hồi đó, người ta chọn từ trên xuống theo điểm tốt nghiệp cấp III, tôi đạt điểm tiếng Nga khá cao nên được cử đi học tại Bungari. Chiến tranh, gia đình tôi sơ tán lên Lào Cai hết, còn mỗi mình tôi ở lại để học nốt nên giấy tờ thất lạc. Vinh là người thứ hai (cùng với tôi) của TP Hải Phòng hồi ấy được cử đi học nước ngoài. Chả là khi xuống tới nơi tập trung không thấy tôi, đoán là tôi chưa biết, cậu ấy vội vàng ký nhận giấy báo giúp tôi rồi tức tốc đi tìm tôi, vì chỉ còn hai ngày nữa là hết hạn nộp hồ sơ. Khi Vinh đang đi phà Quý Cao thì bom Mỹ bắn phá, phà đắm, cậu ấy đã nhảy xuống sông bơi qua phà, gói tờ giấy báo của tôi vào túi ni lông rồi cẩn thận cho vào túi áo ngực.

Thời gian đó, bố mẹ đi sơ tán, tôi thì sức khỏe loại B2 không đủ điều kiện để đi học nước ngoài, mà xin giấy tờ của Đảng ủy xã cũng khó nên tôi đã nói với Vinh rằng, thôi, tôi ở lại để đi bộ đội, chứ chả ham hố gì chuyện đi học nước ngoài. Khi đó, thầy Trúc, Hiệu trưởng trường cấp III tôi học lúc ấy biết chuyện đã khuyên, bảo thuyết phục và giúp tôi lo liệu giấy tờ. Rồi tôi cũng được lên đường sang Bungari, Vinh thì đi học ở Tiệp và giờ cậu ấy đang là chuyên gia giáo dục tại Ănggôla. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy rằng, cái gì đã nằm trong đường đi của số phận thì khó mà tránh khỏi. Hồi đó tôi chẳng nghĩ gì xa xôi, chỉ biết đi học và học chăm chỉ. Dù tôi được phân công học ngữ văn, nhưng vì một năm học dự bị Đại học điểm thi 6 môn của tôi cao nhất nhì khóa nên lại được chọn học Y khoa. Năm 1973, tốt nghiệp bằng bác sỹ đa khoa xuất sắc, tôi được giữ lại thực tập sau đại học tại Viện Hàn lâm Y học Sophia, Bulgaria.

Năm 1975, tròn 10 năm học tập và nghiên cứu khoa học ở xứ người, tôi trở về nước và công tác tại Khoa Phục hồi chức năng(PHCN) của Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em (nay là Viện Nhi quốc gia) và tôi biết chắc chắn một điều rằng, công ơn của thầy Trúc, của bạn Vinh sẽ được tôi đền đáp bằng cách tôi sẽ tạo nên được một ngành học về PHCN chưa từng có ở Việt Nam trước đó, để xây dựng hệ thống khoa và bộ môn PHCN ở Việt Nam, giúp đỡ những người bệnh qua khỏi sự hiểm nghèo, khốn khó”.

Năm 1980 Bác sĩ Trần Trọng Hải là Trưởng khoa Vật lý trị liệu của Bệnh viện Nhi Thụy Điển. Ở đó ông đã phát triển một Trung tâm PHCN nhi khoa cho cả nước, điều trị thành công cho hàng ngàn người tàn tật. Song song với việc đi vào thực tế của từng địa phương, từng người bệnh, ông tăng cường dịch sách về PHCN của các nước đang phát triển để tặng miễn phí cho người nhà bệnh nhân.

Năm 1987, với sự hỗ trợ của Tổ chức Radda Barnen – Thụy Điển và của Ban Giám đốc Viện Nhi quốc gia, ông đã cùng với Ban chủ nhiệm chương trình PHCN- Bộ Y tế, đề xuất và triển khai chương trình PHCN dựa vào cộng đồng tại Việt Nam. Lần đầu tiên người tàn tật tại Việt Nam được hưởng dịch vụ PHCN tại nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Những phát hiện này được báo cáo lên Bộ Y tế, và Bộ đã ra hàng loạt quyết định thành lập các bộ môn PHCN tại các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, cũng như thành lập các khoa PHCN tại bệnh viện tuyến tỉnh.

Trường Đại học Y tế Cộng đồng, nơi ông công tác, đã xây dựng bộ môn PHCN dựa vào cộng đồng và đã góp phần tạo ra một bước đột phá mạnh mẽ để phát triển ngành PHCN Việt Nam. Bộ Y tế cũng xem đây là chiến lược lớn để giải quyết vấn đề tàn tật ở Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, từ năm 2008, sau những chuyến đi đến mọi miền quê trên Tổ quốc, ông nhận thấy rằng, cuộc chiến tranh hóa học mà Mỹ tiến hành với 80 triệu lít chất hóa học được rải xuống, trong đó có khoảng 400kg dioxin đã khiến cho khoảng 4,8 triệu người bị phơi nhiễm dioxin, 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam. Chính vì nỗi đau ấy, ông đã xin thành lập dự án “Tổ chức phục hồi chức năng tại cộng đồng cho nạn nhân chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Dự án được thực hiện trong 5 năm 2008- 2013. Đây là dự án mang tính xã hội và nhân văn cao, góp phần trực tiếp giải quyết hậu quả chất độc hóa học/dioxin lên sức khỏe con người. Đối tượng của dự án là những người có công tham gia kháng chiến và người thân trong gia đình họ bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Địa bàn triển khai dự án tại ba tỉnh: Thái Bình, Quảng Ngãi và Đồng Nai.

Nói về dự án này, PGS.TS Trần Trọng Hải chia sẻ: “Tôi có dịp đến nhiều nơi trên đất nước, rớt nước mắt khi nhìn cảnh những gia đình mấy thế hệ nhiễm chất độc hóa học không thể thành người bình thường. Hệ quả của chiến tranh là tật bệnh, là cái nghèo, cái nghèo cứ đeo đẳng từ đời này đến đời khác không thể thoát ra được. Tôi đã tóm tắt 17 bệnh và nhóm bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa hoc/ dioxin.

Vì thế, mục tiêu của dự án là nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp nạn nhân chất độc hóa học hòa nhập cộng đồng thông qua các biện pháp can thiệp phẫu thuật, phục hồi chức năng, cung cấp dụng cụ trợ giúp, chuyển giao kiến thức về PHCN, đề xuất chỉnh sửa và bổ sung văn bản pháp quy về phục hồi chức năng cho nạn nhân, gia đình nạn nhân và xây dựng mô hình PHCN tại cộng đồng cho nạn nhân…”.

Sau 4 năm triển khai, dự án đã cung cấp dịch vụ và chuyển giao kiến thức về PHCN cho ba tỉnh tham gia dự án, đã tiến hành điều tra cơ bản và phát hiện nhu cầu về PHCN cho 14.886 nạn nhân và người khuyết tật, đạt 170% kế hoạch đề ra; đã xây dựng và đào tạo được mạng lưới cộng tác viên PHCN tại cộng đồng; đã tổ chức khám cho 6.670 nạn nhân và người khuyết tật ở ba tỉnh, 7.600 nạn nhân được PHCN tại nhà, 343 nạn nhân đã được phẫu thuật hoặc PHCN tại bệnh viện, 820 nạn nhân được cấp phát dụng cụ tự tạo cho người khuyết tật. Bên cạnh đó, tăng cường năng lực chuyên môn và quản lý dịch vụ PHCN cho nạn nhân tại các cơ sở đào tạo về PHCN.

Dự án đã xây dựng phần mềm quản lý thông tin người khuyết tật, 1.740 lượt cộng tác viên và các cán bộ y tế địa phương được tập huấn, 223 cán bộ y tế của 60 tỉnh và 14 trường đại học trên toàn quốc được đào tạo chuyên ngành về PHCN cho nạn nhân chất độc hóa học dioxin, xây dựng được 3 văn phòng quản lý nạn nhân ở 3 huyện. Dự án đã hỗ trợ công tác xây dựng tài liệu hướng dẫn về tổ chức PHCN cho nạn nhân, đã phát hành 29.800 cuốn tài liệu hướng dẫn PHCN. Không những thế, hoạt động chăm sóc và PHCN cho nạn nhân và người khuyết tật cũng đã được sự quan tâm phối hợp liên ngành, cả giáo dục, y tế và chính quyền địa phương.

Kỷ niệm Ngày quốc tế người khuyết tật 3/12 vừa qua, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo PHCN tại cộng đồng cho nạn nhân chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng chính phủ đã tới dự và đánh giá cao tiến trình thực hiện của dự án. Phó thủ tướng cũng cho biết cần nhân rộng hiệu quả của dự án này trên toàn quốc.

Riêng với bác sĩ, thầy giáo Trần Trọng Hải, khi nói về bốn năm thực hiện dự án do mình chủ nhiệm, ông trầm ngâm như nghĩ về một cõi xa xăm nào đó trong vô định: “Cuộc đời mỗi người được ông trời ban cho một số phận, người được cái này, người mất cái kia. Bản thân tôi cũng là một người chịu nhiều nỗi đau khổ trong cuộc sống riêng tư với sự mất mát không phải lúc nào cũng có thể sẻ chia được. Có đi nhiều, có gặp gỡ nhiều hoàn cảnh đáng thương trong đời sống mới thấy mỗi việc mình làm là không hề vô ích. Tôi hạnh phúc vì tôi đã cứu giúp được nhiều hoàn cảnh đáng thương cho những nạn nhân tưởng đang đứng trên bờ vực của sự tuyệt vọng, thậm chí là bên bờ cái chết!

Làm nghề bác sĩ đã cần nhiều tâm đức, làm nghề bác sĩ PHCN thì cái tâm, cái đức, sự đam mê thì lại càng được nhân lên gấp bội. Vì bệnh nhân người ta khổ lắm, người ta nghèo lắm, người ta đáng thương lắm. Thỉnh thoảng tôi còn nói với các em học sinh, các cộng tác viên của mình rằng, làm bác sĩ PHCN cần phải có nghị lực mới có thể trụ lại được mấy chục năm trong nghề như tôi.

Tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản, nếu ngày ấy, tôi không được đi học nước ngoài, mà xung phong vào trận mạc, thì có lẽ, biết đâu đấy, tôi cũng là một trong những người đang phải chịu cảnh tật bệnh của hậu quả chiến tranh như bao nhiêu đồng đội nơi đây. Đó là việc làm để trả nghĩa, để đền ơn, để cho những người sinh ra trong hòa bình dựng xây, hiểu hơn những giá trị cuộc sống, để cư xử thiện tâm hơn và cống hiến cho xã hội nhiều hơn”

 Nguồn Antgct.cand.com.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status