fbpx
Viện điện tử

Bệnh của bác sĩ

(ĐTĐ) – Kê thuốc vô tội vạ đang trở thành ''bệnh'' của các bác sĩ. Thậm chí có trường hợp bệnh nhân khi bác sĩ kê đơn mới ''ngã ngửa'' biết rằng một trong số những loại thuốc đó lại có nguy cơ ''đẻ'' thêm bệnh.
 

Thuốc ''đẻ''… thêm bệnh?

Anh Nguyễn Văn Hải (đã đổi tên) ở Tây Hồ, Hà Nội có hiện tượng nhức mắt, mờ mắt kéo dài gần một tháng (nhưng do chủ quan vì nghĩ trước đây bị cận, giờ không đeo kính nên mắt có hiện tượng như vậy nên anh không đi khám – PV) mới đến bệnh viện Mắt Trung ương khám. Tại đây, bác sĩ thăm khám và chẩn đoán anh bị viêm kết mạc, cận thị. Bác sĩ chỉ định anh Hải đo kính đeo để hạn chế việc mắt phải điều tiết căng thẳng. Để chữa viêm kết mạc, bác sĩ kê toa thuốc gồm: Unihy 5ml ngày nhỏ 4 lần, Pred Forte 5ml ngày nhỏ 3 lần, Cipmax ngày nhỏ 4 lần và hai loại thuốc uống (theo dược sĩ là thuốc bổ mắt). Theo chỉ định, sau 10 ngày anh Hải sẽ phải khám lại.

Bệnh của bác sĩ

Sau 3 ngày nhỏ thuốc theo đơn, anh Hải không thấy mắt thuyên giảm mà có hiện tượng nhức và mờ mắt hơn trước khi khám, đeo kính trở lại. Trong số thuốc đó, mỗi lần nhỏ thuốc Pred Forte anh Hải đều cảm nhận được sự khó chịu tức thì. Anh Hải đã tự ý không nhỏ loại thuốc đó (vẫn uống và nhỏ thuốc theo đúng đơn-PV) để đợi đến lịch khám lại. Sau 10 ngày khám lại, một bác sĩ khác của viện Mắt Trung ương đã chỉ định bỏ loại thuốc Pred Forte vì theo lý giải của bác sĩ này, loại thuốc đó có tác dụng phụ gây ra bệnh thiên đầu thống, các bác sĩ khi kê cũng rất hạn chế vì loại thuốc này?! Đó cũng là lý do khiến mắt anh mờ hơn?

Tại thời điểm khám, nghe bác sĩ phân tích về loại thuốc trên, anh Hải khá bức xúc nhưng chưa hiểu rõ bệnh thiên đầu thống có nguy hại như thế nào, anh tiếp tục điều trị theo đơn thuốc mới. Sau đó ít ngày, qua tìm hiểu anh Hải mới ''ngã ngửa'' khi biết bệnh thiên đầu thống (Glocom) là nguyên nhân gây mù đứng thứ hai sau bệnh đục thủy tinh thể. Bệnh glocom có rất nhiều nguyên nhân gây ra: Sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa chất kháng viêm corticoid lâu dài, cận thị, đái tháo đường, cao huyết áp và di truyền… Đặc biệt, bệnh nguy hiểm do không có một loại thuốc hay phẫu thuật nào có thể làm phục hồi những tổn thương chức năng và thực thể do glocom gây ra.

Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, anh Hải bức xúc: ''Tôi cũng không hiểu vì sao là bác sĩ chuyên khoa mắt lại cùng là bác sĩ trong bệnh viện mà các bác sĩ mỗi người chỉ định một nẻo, thậm chí bác sĩ còn lơ ngơ về thuốc, kê cho bệnh nhân mà lại có nguy cơ ''đẻ'' thêm bệnh thì người dân biết tin vào đâu?''.

Bác sĩ ''lơ mơ'' hay doanh nghiệp ''cầm tay'' kê đơn?!

Theo tìm hiểu của PV báo Đời sống và Pháp luật, một khảo sát được thực hiện tại một số bệnh viện tuyến Trung ương (năm 2012) đã điểm mặt trên 50% số đơn thuốc được bác sĩ kê từ 6-10 loại thuốc, 10% kê 11-15 loại và gần 2% kê từ 16-20 loại, cá biệt có đơn kê trên 20 loại. Đáng chú ý là kháng sinh được sử dụng ở rất nhiều đơn thuốc trong khi theo đánh giá của Hội đồng Thuốc và Điều trị (bộ Y tế), có một nửa số thuốc kháng sinh trong những đơn này là không cần thiết. Thậm chí, có những đơn còn kê thuốc không tương ứng với tình trạng bệnh được chẩn đoán.

Đứa con gái 5 tuổi của chị Nguyễn Thị Dung, đường Giải Phóng (Hà Nội) được chẩn đoán viêm mũi họng. Cầm đơn thuốc do bác sĩ kê, chị giật mình vì có đến 7 loại thuốc, trong đó có 3 loại kháng sinh gồm Cefaclor, Azithromycin, Nemydexan. Tình trạng lạm dụng thuốc không chỉ xảy ra tại nhiều phòng khám tư mà còn phổ biến ở các bệnh viện công lập. Mấy ngày bị ho và sốt cao nên chị Dung đưa con đến khám tại bệnh viện. ''Cầm đơn thuốc của bác sĩ, tôi đắn đo mãi bởi cháu chỉ bị viêm mũi họng mà bác sĩ kê đến 7 loại thuốc, uống thế liệu có bị làm sao. Sau này chị mới biết hơn một nửa thuốc kê trong đơn là thuốc bổ không liên quan đến bệnh viêm họng của cháu'', chị Dung ngậm ngùi nói.

Không chỉ kê nhiều loại thuốc mà trong nhiều đơn thuốc còn xuất hiện cả những loại thuốc ''đá'' nhau. Ông Trần Nhân Thắng, Phó Khoa Dược bệnh viện Bạch Mai cho biết: ''Không phải cứ dùng nhiều thuốc là tốt. Sự tương tác do sử dụng nhiều thuốc có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc, tăng độc tính, thậm chí dẫn đến phản ứng xuất huyết, suy tạng''.

Theo nhận định của bác sĩ tại Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai, hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc, nhất là kháng sinh diễn ra khá phổ biến. Có những trường hợp bệnh nhân dùng kháng sinh cũng được hoặc không cũng chẳng sao. Tuy nhiên, chỉ vì muốn ''yên tâm'' nên bác sĩ không ngần ngại kê vào.

Bác sĩ Cấn Phú Nhuận – bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, đơn thuốc là chỉ định điều trị của người bác sĩ đối với bệnh nhân, nhằm giúp bệnh nhân có được những loại thuốc theo đúng phác đồ điều trị. Đây là một việc làm thường xuyên, có tính chất chuyên nghiệp của bác sĩ. Một đơn thuốc được coi là tốt phải có hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn trong dùng thuốc và tiết kiệm. Trong một đơn thuốc mà có quá nhiều loại thuốc khi dùng đồng thời với nhau sẽ có nguy cơ tương tác hoặc tương kỵ thuốc mà nhiều khi các bác sĩ không lường trước được.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Nhận định về thực trạng kê đơn thuốc vô tội vạ của các bác sĩ hiện nay, ông Trần Đáng – nguyên Cục trưởng cục ATVSTP cho biết, nắm bắt tâm lý của người bệnh là muốn điều trị nhanh khỏi, nên một số bác sĩ tại các phòng khám tư, thậm chí cả bệnh viện đã kê đơn thuốc chủ yếu là thuốc ngoại, gồm nhiều loại thuốc khác nhau, trong đó có đến một nửa loại thuốc này người bệnh không cần dùng tới. Việc kê đơn thuốc tràn lan sẽ khiến cho người bệnh khi điều trị có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó người bệnh sẽ chịu một khoản chi phí lớn để trả cho số tiền thuốc mà đáng lý họ không cần thiết phải mua.

Điều đáng buồn, hiện đang có một thực tế, bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân không hẳn vì bệnh buộc phải dùng thuốc đó mà chỉ đơn giản là nhắm vào khoản ''hoa hồng'' từ các công ty dược. Nhất là những đơn thuốc có pha thực phẩm chức năng. Cũng theo ông Đáng, theo quy định của bộ Y tế, thuốc kháng sinh nằm trong danh mục 30 loại thuốc cấm bán khi không có đơn của bác sĩ. Tuy nhiên trên thực tế, việc mua kháng sinh quá dễ dàng, thậm chí chính người bán thuốc còn kiêm luôn vai trò tư vấn, kê đơn cho người mua.

Khắc chế ''bệnh'' lạm dụng của bác sĩ

Một bác sĩ thừa nhận: Việc lạm dụng thuốc khi kê đơn giờ còn là ''bệnh'' của các bác sĩ. Tại một số bệnh viện, bên cạnh việc thường xuyên tổ chức bình bệnh án, cảnh báo các trường hợp có dấu hiệu vi phạm, các bệnh viện còn xây dựng phác đồ chẩn đoán và điều trị chuẩn của các chuyên ngành nhằm loại trừ việc lạm dụng thuốc và các xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng.

Nguồn Doisongphapluat.com

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status