fbpx
Viện điện tử

Một đời vì “nỗi đau da cam”

(ĐTĐ) – Để gặp được chị, tôi đã phải hẹn đến lần thứ ba. Không phải chị không muốn tiếp tôi mà bởi chị quá bận rộn, dành hết thời gian để xoa dịu “nỗi đau da cam”. Trong thời gian ấy, chị đi mua sắm nguyên liệu để các cháu sản xuất; đem sản phẩm của các cháu khuyết tật đi tiêu thụ hoặc ký kết hợp đồng với các công ty, nông trường tìm đầu vào, đầu ra cho sản phẩm v.v.. .  Chị là Cao Thị Phú, cán bộ Cơ sở II thuộc Trung tâm Bảo trợ tỉnh Kon Tum.

 

Một thời lửa đạn

Trong ngôi nhà vừa để gia đình sinh sống, vừa dùng làm nơi cưu mang 15 cháu khuyết tật ở con hẻm nhỏ thuộc đường Phan Đình Phùng, chị Phú đã kể cho tôi nghe về những thăng, trầm trong cuộc đời mình, kể cả thời gian khi mà chị đang dành trọn cho trẻ khuyết tật. Qua lời chị kể, chúng tôi như được đi trong chiến trường Quảng Trị; được sống trọn niềm vui của trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi.

Đầu năm 1971, khi chiến trường Quảng Trị diễn ra những cuộc đụng đầu nảy lửa giữa ta và địch ở giai đoạn ác liệt nhất, khi cả nước dồn toàn lực “chia lửa” cho chiến trường, chị đã tình nguyện làm đơn gia nhập lực lượng thanh niên xung phong khi đang độ tuổi trăng rằm. Là người trẻ nhất trong số 46 thanh niên xung phong hành quân vào Quảng Trị, mọi người trong đoàn và gia đình khuyên chị ở lại tuyến sau, nhưng với suy nghĩ “là thanh niên phải xung trận”, chị đã cùng đoàn theo đường Trường Sơn hành quân bộ vào Cam Lộ. Tại đây, chị được cấp trên giao nhiệm vụ mở đường, vận chuyển lương thực, thuốc men, tải đạn và đưa thương binh về nơi hậu cứ… Gần hai năm “đầu quân” cho Tiểu đoàn 12 Trung đoàn 559, chị và hàng trăm đồng đội khác thường xuyên băng qua mưa bom, bão đạn để tiếp tế cho chiến trường ở địa bàn Cam Lộ – Đông Hà. Cũng trong thời gian ấy, chị bị thương nhiều lần.

Một đời vì “nỗi đau da cam”

Chị Cao Thị Phú (hàng cuối thứ ba, từ trái sang) cùng các cháu khuyết tật
học nghề tại cơ sở Cao Phú của gia đình.

Chị kể, ngày ấy chiến trường Quảng Trị vô cùng ác liệt, quân và dân Quảng Trị thường xuyên sống dưới bom đạn Mỹ nên quên cả thân mình. Chị cũng vậy, không nghĩ rằng mình được sống đến hôm nay, bởi đã trải qua rất nhiều đợt càn của địch; trong đó, hai lần bị thương nặng phải chuyển về tuyến sau điều trị. Lần thứ nhất vào tháng 4-1971, chị bị thương nặng do vướng phải mìn khi cùng Y tá Hùng cõng thuốc tiếp tế cho trận đánh ở sân bay Cam Lộ; lần thứ hai vào tháng 8-1971, chị lại bị thương do máy bay B.52 rải thảm trước cửa hầm… Tuy vậy, sau khi điều trị phục hồi chị lại quay vào chiến trường làm nhiệm vụ. Cuối năm 1972, sau gần hai năm làm việc trong bom đạn và chất độc hóa học do Mỹ rải thảm không thể gượng dậy được do phải hứng chịu nhiều thương tích trên mình, chị được đưa về tuyến sau điều trị tại bệnh viện hậu cứ Nam Đàn. Tại đây, một lần nữa chị như chết lặng khi hay tin mình bị nhiễm chất độc da cam và biết mình không được mang “thiên chức làm mẹ” như bao người phụ nữ khác. Tuy vậy, do được tôi luyện trong bom đạn chiến trường, chị đã không gục ngã, vẫn dứng dậy và trở về quê hương tham gia công tác xã hội; cùng mẹ già nuôi dạy các em mình ở quê nhà.

Xoa dịu nỗi đau da cam

Tháng 12-1979, thấy chị nhanh nhẹn và tháo vát, đã biết được một số loại thuốc, dược liệu do được tiếp xúc ở chiến trường Quảng Trị, anh Cao Đức Cần đã đưa chị vào làm thủ kho tại Xí nghiệp Dược tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Trong thời gian 15 năm công tác tại Xí nghiệp Dược, chị vừa tích cực hoàn thành nhiệm vụ trong công tác sơ chế, cất giữ, bảo quản và cấp phát thuốc, vừa tham gia học Sơ cấp Dược ở Trường Trung cấp Y Gia Lai. Tại đây, với năng lực của mình, chị được bầu làm Bí thư Chi đoàn Xí nghiệp Dược; được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy chương Danh dự và tháng 10-1985 vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Năm 1994, sau khi tỉnh Gia Lai – Kon Tum chia tách, theo nguyện vọng, chị được chuyển về công tác tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum; được phân công làm quản giáo tại Trung tâm 05-06 tỉnh Kon Tum.

Cuộc đời chị Phú gắn bó với những “nỗi đau da cam” kể từ năm 2001. Ngày ấy, tỉnh Kon Tum có hàng ngàn trẻ bị ảnh hưởng chất độc hóa học, dị tật bẩm sinh, tật nguyền. Tỉnh Kon Tum đã giải thể Trung tâm 05-06 để xây dựng cơ sở nuôi dưỡng trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Với lòng yêu thương con trẻ, thấu hiểu nỗi đau, nỗi bất hạnh của các cháu đã phải gánh chịu hậu quả bởi chiến tranh, chị đã vượt qua tất cả mọi khó khăn, dành toàn bộ tình yêu thương cho lũ trẻ. Từ việc các cháu phải đi lại bằng đôi tay của mình, dưới bàn tay và tấm lòng của chị Phú, các cháu được phẫu thuật, phục hồi chức năng, luyện tập và đi lại được như những đứa trẻ bình thường. Đó là các cháu: Y Nhung, Y Trâm, Y Dương, Y B’Lit v.v..

Để các cháu có việc làm, tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống, cuối năm 2006, chị mở lớp dạy nghề làm tăm tre cho các đối tượng. Sau thời gian học tập và sản xuất, nhiều cơ quan nhân đạo và tổ chức, cá nhân ủng hộ, đặc biệt là ngành giáo dục đã giúp đỡ vận động học sinh mua tăm. Kể từ ngày làm tăm tre (tháng 9-2006) đến nay, tổ tăm tre đã bán được hơn 200.000 gói và thu được gần 100 triệu đồng, trừ vốn đầu tư ban đầu còn lại thu được số tiền lãi khoảng 40 triệu đồng đưa vào cải thiện thêm bữa ăn cho các cháu.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Sau gần 15 năm gắn bó với trẻ khuyết tật, chị được chứng kiến các cháu trưởng thành trong vòng tay và lòng nhân ái của mình. Nhưng với chị, băn khoăn lớn nhất là làm sao để đến khi trưởng thành (18 tuổi) rời Trung tâm hòa nhập cộng đồng, các cháu khuyết tật có được việc làm và bảo đảm phục vụ cho bản thân cuộc sống. Trong khi phần lớn các cháu ở đây đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn, nhiều cháu không nơi nương tựa thì ai sẽ có trách nhiệm tạo công ăn việc làm và giúp các cháu hòa nhập? Từ băn khoăn ấy, chị đã bàn với chồng đưa 9 cháu có hoàn cảnh khó khăn nhất về gia đình nuôi tiếp; trực tiếp đi liên hệ vớí Trung tâm Khuyến nông, Trường dạy nghề tỉnh, các cơ sở dạy cắt may, dệt thổ cẩm, mở các lớp học may, học nghề dệt thổ cẩm để đưa các cháu đến học. Mặt khác, chị mời giáo viên trực tiếp về nhà dạy nghề và tạo việc làm cho các cháu.

Tháng 10-2009, cơ sở Cao Phú, chuyên dạy nghề và làm việc thiện của chị được thành lập. Đến nay, sau hơn 19 tháng hoạt động, đã có 15 cháu đến học nghề và làm việc tại cơ sở của chị. Trong số đó có 10 cháu được trực tiếp ăn ở tại gia đình chị Phú, số tiền các cháu làm ra được lập mỗi cháu 1 sổ tiết kiệm để tích lũy ít vốn cho bản thân mình.

Trò chuyện với tôi, cháu Y B’Lít (dân tộc Ja-rai), sinh năm 1991, có mẹ ở làng Lêi, xã Ya Chim (thành phố Kon Tum) cho biết: Y B’Lít là con thứ ba trong số năm người con của gia đình. Đôi chân Y B’Lít bị khuyết tật bẩm sinh nên khi di chuyển phải dùng hai tay bò lết trên mặt đất. Năm 2003 Y B’Lít được các cô chú đưa vào Trung tâm nuôi dưỡng và tháng 4-2004, được cô Phú cho đi phẫu thuật chỉnh hình. Đến nay, cháu đã đi lại được bằng chân gỗ. Không những thế, Y B’Lít còn được học nghề, biết may và dệt thổ cẩm để bán lấy tiền.

Cùng số phận như Y B’Lít, nhưng trước khi chuyển đến Trung tâm, Y Hòe (dân tộc Giẻ Triêng), quê ở xã Đăk Pek, huyện Đăk Glei có phần may mắn hơn do đã được đi học đến lớp 4. Từ ngày chuyển đến Trung tâm, Y Hòe cũng được phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng. Bây giờ đến ăn, ở và làm việc tại cơ sở của chị Phú, ngoài việc cắt may, dệt thổ cẩm cháu còn được giao nhiệm vụ theo dõi xuất, nhập sản phẩm do các cháu làm ra. Trò chuyện với tôi, Y Hòe cởi mở: “Bọn cháu có 1 cuốn sổ theo dõi chi tiêu. Mỗi khi cô Phú mua nguyên vật liệu về cháu đều ghi vào sổ. Nhập được hàng, thu được tiền cháu được giữ lấy và chi tiêu cho cả nhóm. Cuối tháng, số tiền thu được trừ đi chi phí các cháu chia đều cho nhau. Đến nay, mỗi người đã có số tiền tiết kiệm hơn 1,3 triệu đồng”.

Trong số 10 cháu ăn nghỉ tại gia đình chị Phú, khó khăn nhất là cháu Y Ung (dân tộc Ja-rai), sinh năm 1990 ở xã Sa Bình (Sa Thầy). Mặc dù đã được phẫu thuật và phục hồi chức năng, nhưng đến nay Y Ung vẫn phải di chuyển bằng đôi nạng gỗ. Trong thời gian 6 tháng đi học nghề may và kết hoa vải, mỗi ngày vợ chồng chị Phú đều phải bớt thời gian để đưa đi, đón về. Dẫu vậy, vợ chồng chị xem như con cái trong nhà, giúp đỡ Y Ung để cháu có điều kiện hòa nhập cộng đồng. Và mới đây (ngày 4-4-2011), vợ chồng chị đã khai giảng lớp dạy đan chài lưới cho 15 cháu khuyết tật ngay tại gia đình mình. Sau thời gian ba tháng nữa, các cháu khuyết tật này lại có thêm nghề mới để tăng thêm thu nhập cho bản thân các cháu. Hiện tại, chị Phú phụ trách công việc quản lý cơ sở, quản lý hơn 100 cán bộ và các cháu khuyết tật tại trung tâm và gia đình. Hơn ba năm qua chị còn nhận cháu Đường Thị Huyền Trang là trẻ mồ côi từ Hà Tĩnh về nuôi dưỡng, cho ăn học trong gia đình. Đến nay, cháu Trang đang học lớp 7 và là học sinh giỏi của Trường THCS Lý Tự Trọng.

Là người từng sống và chiến đấu ở chiến trường, từng bị nhiễm chất độc da cam nên chị thấu hiểu được nỗi đau trên thân thể và tinh thần của bọn trẻ. Ngoài giờ làm việc ở Trung tâm, chị Phú về nhà lo việc ăn uống, dạy các cháu học nghề may, thêu ren, dệt thổ cẩm. Mặc dù phải dành thời gian chạy đôn chạy đáo lo đầu vào, tìm đầu ra cho sản phẩm các cháu nhưng chị không lấy bất cứ một đồng nào của các cháu. Nhiều lúc sản phẩm chưa có nơi tiêu thụ, chị phải bỏ tiền của gia đình mua lương thực, thực phẩm cho các cháu có cái ăn…

Chị đã  đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm liền và rất nhiều bằng, giấy khen của các cấp. Với tôi, cái được lớn nhất của chị Cao Thị Phú là đã thực hiện được nguyện vọng của mình, giúp trẻ khuyết tật, trẻ nhiễm chất dộc da cam hòa nhập cộng đồng.

Nguồn Qdnd.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status