fbpx
Viện điện tử

Chuyên mục: Đại cương đau

Cảm giác đau xuất hiện tại vị trí tổn thương là một phản xạ tích cực để cơ thể phản xạ đáp ứng lại nhằm loại trừ tác nhân gây đau. Người ta ví cảm giác đau có ý nghĩa như “tiếng khóc của một đứa trẻ khi bị đói sữa” hay “tiếng kêu cứu, tín hiệu cấp cứu của một cơ quan bị tổn thương”.

Bảng câu hỏi chẩn đoán đau thần kinh DN4

Bảng câu hỏi chẩn đoán đau thần kinh DN4  (Douleur Neuropathique en 4 questions). Do Bouhassira đề xuất năm 2005 dùng để chẩn đoán phân biệt đau thần kinh và đau nhận cảm. Gồm có 2 câu hỏi về đau (7 triệu chứng) do bệnh nhân trả lời, và 2 test cảm giác da (3 […]

Phân loại đau theo thời gian và tính chất

1. Đau cấp tính: – Đau cấp tính (acute pain) là đau mới xuất hiện, có cường độ mạnh mẽ, có thể được coi là một dấu hiệu báo động hữu ích. Đau cấp giúp việc chẩn đoán cần thiết nhằm xác định chứng đau có nguồn gốc thực thể hay không. – Đau cấp […]

Bảng câu hỏi McGILL PAIN rút gọn

THANG LƯỢNG GIÁ ĐAU ĐA CHIỀU: Bảng câu hỏi McGill Pain rút gọn  (SF-MPQ: Short-form MPQ, Meljack – 1987). 1/ Chỉ số đánh giá đau (Pain Rating Index – PRI):   Các từ sau đây mô tả đau thông thường. Hãy đánh dấu lựa chọn (x) vào cột mà bạn thấy mức độ đau của mình […]

Phản ứng viêm

I. ĐẠI CƯƠNG. Viêm là nguyên nhân gây ra đau hay gặp nhất trong lâm sàng. Trong đa số trường hợp, viêm và đau liên hệ chặt chẽ với nhau như hình với bóng. Một số thuốc giảm đau đồng thời cũng có tác dụng chống viêm, ngược lại các thuốc chống viêm cũng sẽ […]

Phân loại đau theo cơ chế

Gồm:  – Đau do cảm thụ thần kinh (nociceptive pain).           – Đau do nguyên nhân thần kinh (neuropathic pain).           – Đau do căn nguyên tâm lý (psychogenic pain). 1. Đau do cảm thụ thần kinh (nociceptive pain). – Đau do cảm thụ thần kinh là đau do thái quá về sự kích thích […]

Cơ sở giải phẫu sinh lý của cảm giác đau

1. Sự nhận cảm đau. 1.1. Các thụ cảm thể nhận cảm đau: – Sự nhận cảm đau bắt đầu từ các thụ cảm thể phân bố khắp nơi trong cơ thể, có nhiều giả thuyết về vai trò và chức năng của các thụ cảm thể này, trong đó đáng chú ý nhất là […]

Lượng giá đau bằng bảng câu hỏi McGILL PAIN

Bảng câu hỏi McGill Pain (MPQ: McGill Pain Questionaire): Do Melzack soạn thảo năm 1975 bằng tiếng Anh, gồm có 4 câu hỏi lớn: Where is your pain? Bạn thấy đau ở đâu? What Does Your Pain Feel Like? Bạn cảm thấy đau giống như cái gì? How Does Your Pain Change with Time? Bạn […]

Lượng giá đau

Đau là một hiện tượng chủ quan, phức tạp, đa yếu tố, đa chiều, mà không có một phương pháp đo lường khách quan nào có thể thực sự định lượng được. Nhận biết được sự hiện diện của chứng đau đã à rất quan trọng, nhưng lượng giá đau (evaluation) lại còn là một […]

Các thang lượng giá một chiều

Các thang lượng giá một chiều dùng để lượng giá một cách chung nhất cường độ đau hay là mức độ giảm đau, bao gồm: – Thang Likert 5 điểm (a five-point Likert scale): là thang thông dụng nhất, được tạo nên bởi 5 loại từ mô tả cường độ đau được sắp xếp theo […]

Atlas giải phẫu chi trên

Xương chi trên nối vào thân mình bởi đai vai (gồm xương vai và xương đòn), đai vai không dính vào cột sống để thích nghi với sự cử động rộng rãi của chi trên. Cánh tay có 1 xương xoắn theo trục ra trước; cẳng tay có 2 xương, khi bàn tay để ngửa […]

Đại cương hệ khớp – Phân loại khớp theo động tác

Khớp là nơi các xương liên kết với nhau để tạo thành bộ xương và làm cho cơ thể cử động và di chuyển được. Về phương diện động tác, khớp được chia làm 3 loại: khớp bất động, khớp bán động, khớp động. 1. Khớp bất động Khớp bất động là loại không có […]

Khái niệm đau

1. Định nghĩa Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (International Association for the Study of Pain – IASP) đã định nghĩa: Đau là một cảm giác khó chịu và trải nghiệm cảm xúc xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương thực sự hay tiềm tàng của các mô, hoặc được mô tả theo […]

Cơ chế kiểm soát đau

1. Kiểm soát đau ở tủy sống và thuyết cổng kiểm soát: Thuyết cổng kiểm soát (gate control theory) do Melzack và Wall (1965) đưa ra dựa trên sự dẫn truyền và cấu trúc giải phẫu của các sợi thần kinh ở mức tủy sống (Hình 1.6), thuyết này cho rằng: – Khi có kích […]

Atlas giải phẫu cột sống

Cột sống là nhiều đốt xương nối liền nhau, kéo dài, uốn hơi cong nhẹ từ xương chẩm đến xương cụt, là xương rường cột của cơ thể. Cột sống bao bọc và bảo vệ tủy sống, hệ thần kinh tự chủ và chỉ huy mọi chức năng chức phận hoạt động, chuyển hoá, tuần […]

Sự hình thành và phát triển xương

1. Các giai đoạn hình thành và phát triển – Trong phôi thai xương phát triển từ lớp trung bì và phát triển qua 3 giai đoạn: màng, sụn và xương (trừ xương vòm sọ và một vài xương mặt không qua giai đoạn sụn và một phần xương sườn cho đến già vẫn ở […]

Hình thể và cấu trúc của xương

1. Phân loại xương Dựa vào hình thể và chức năng, có thể chia xương làm 4 loại: – Xương dài: ở chi gồm có thân xương và 2 đầu xương. – Xương ngắn: ở cổ tay, bàn chân, ngón, và đốt sống. – Xương dẹt: ở hộp sọ, xương bả vai, xương ức, xương […]

Atlas giải phẫu chi dưới

Vùng mông là một vùng có nhiều mạch máu và thần kinh quan trọng từ chậu hông đi qua để xuống chi dưới. Các cơ vùng mông gồm hai nhóm có chức năng khác nhau. Loại cơ chậu mấu chuyển gồm các cơ: cơ căng mạc đùi, cơ mông lớn, cơ mông nhỡ, cơ mông […]

Đại cương hệ cơ

1. Đại cương Hệ cơ đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt đời sống của con người. Hoạt động của các cơ là co rút do bị kích thích vì vậy con người cử động được. Có 2 loại cơ: – Cơ vân hay cơ bám xương hoạt động theo ý muốn, do thần […]

Atlas giải phẫu lưng

Các thành phần cấu tạo lưng gồm: Cột sống: được tạo nên bởi 32 đốt sống xếp chồng lên nhau, là trụ chính nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Cột sống có chức năng giúp cho đầu và thân chuyển động linh hoạt, thoái mái và cột sống giúp cho tứ chi (2 chân, 2 tay […]

Đại cương hệ xương

1. Chức năng và vị trí. Xương là yếu tố cứng rắn, nằm giữa các phần mềm của cơ thể và có 3 nhiệm vụ chính. 1.1. Nhiệm vụ bảo vệ Ở động vật cấp thấp, xương bọc ở bên ngoài (tôm, cua) động vật có xương sống và người thì xương ở bên trong, […]

DMCA.com Protection Status