fbpx
Viện điện tử

Viêm đường tiết niệu thấp – HHK

Viêm đường tiết niệu thấp – HHK

Viêm đường tiết niệu thấp

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm

1. Đại cương
1.1. Định nghĩa

Viêm đường tiết niệu thấp là bệnh viêm do vi khuẩn xảy ra ở bàng quang và niệu đạo. Vi khuẩn thường xâm nhập theo đường ngược dòng vào niệu đạo rồi tới bàng quang. Quá trình viêm thường xảy ra cấp tính, nếu viêm mạn tính thì thường kết hợp với viêm thận-bể thận mạn do vi khuẩn xâm nhập ngược dòng từ bàng quang lên niệu quản rồi bể thận.

1.2. Bệnh sinh

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, nhưng phụ nữ thường gặp nhiều hơn nam giới, trẻ em và người cao tuổi gặp nhiều hơn thanh niên. Vi khuẩn thường gặp là vi khuẩn đường ruột. Ban đầu vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, rồi tới bàng quang. Nếu vi khuẩn chỉ dừng lại và gây viêm ở niệu đạo, được gọi là viêm niệu đạo. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang gây viêm, được gọi là viêm bàng quang.
Do đặc điểm cấu trúc giải phẫu, niệu đạo của phụ nữ ngắn và tương đối thẳng, nên vi khuẩn dễ xâm nhập và đi vào bàng quang hơn ở nam giới. Vì vậy, tỉ lệ nữ bị viêm đường tiết niệu thấp cao hơn ở nam giới. Nam giới nhiều tuổi, thường có phì đại tuyến tiền liệt gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, là điều kiện thuận lợi cho viêm đường tiết niệu thấp. Phụ nữ sau tuổi mãn kinh, âm hộ dễ bị viêm do khô và niêm mạc mỏng vì giảm estrogen, cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ xâm nhập vào niệu đạo. Phụ nữ trẻ, sau giao hợp cũng dễ bị viêm đường tiết niệu thấp, do vi khuẩn từ đường sinh dục xâm nhập vào niệu đạo.

Vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, phát triển nhân lên trong nước tiểu và gây viêm bàng quang. Niêm mạc bàng quang xung huyết, phù nề, trợt loét, có thể gây chảy máu. Viêm gây kích thích bàng quang, làm bệnh nhân mót đái nhiều lần và gây triệu chứng đái rắt và đái buốt.

1.3. Điều kiện thuận lợi

+ Giới: nữ có tỉ lệ viêm đường tiết niệu thấp cao hơn nam giới, khoảng 50% phụ nữ ít nhất bị viêm đường tiết niệu thấp một lần trong cuộc đời.
+ Tuổi: trẻ em do vệ sinh kém, người cao tuổi cả nam và nữ có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu thấp cao hơn thanh niên và trung niên.
+ Sau sinh hoạt tình dục: vi khuẩn thông thường cũng như các vi khuẩn lây theo đường tình dục cũng dễ xâm nhập vào niệu đạo.
+ Những bất thường giải phẫu của niệu đạo hoặc sau chấn thương niệu đạo gây hẹp niệu đạo, cũng là điều kiện thuận lợi cho viêm đường tiết niệu thấp vì chúng gây cản trở dòng nước tiểu và gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.
+ Sỏi bàng quang: sỏi gây tổn thương niêm mạc bàng quang dễ gây ra viêm bàng quang.
+ Phì đại lành tính tuyến tiền liệt, u tuyến tiền liệt, gây tồn dư nước tiểu trong bàng quang tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
+ Các thủ thuật thông bàng quang, soi bàng quang, đặc biệt khi đặt thông tiểu kéo dài hoặc phải thông tiểu nhiều lần, do khi làm thủ thuật đã đẩy vi khuẩn từ niệu đạo vào bàng quang, đồng thời có thể gây tổn thương niêm mạc niệu đạo và bàng quang tạo điều kiện cho viêm bàng quang.
+ Các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh mạn tính khác.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

1.4. Vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu thấp

+ Escherichia Coli: 70-80%
+ Proteus: 10-20%
+ Klebsiella: 15-20%
+ Enterococcus Facealis: 5-10%
+ Enterococci: 2%
+ Pseudomonas
+ Staphylococcus
+ Lậu cầu khuẩn
+ Các vi khuẩn lây theo đường tình dục khác
+ Nấm

2. lâm sàng và cận lâm sàng
2.1. Triệu chứng lâm sàng

+ Đái rắt: đái nhiều lần trong ngày, trung bình 5-10 lần, có thể tới 20 lần/ngày. Mỗi lần đi đái chỉ được rất ít nước tiểu, có khi chỉ vài giọt. Sau khi đi tiểu bệnh nhân không có cảm giác thoải mái. Tuy đi đái nhiều lần trong ngày nhưng số lượng nước tiểu trong ngày bình thường.
+ Đái buốt: sau khi đái, cuối bãi bệnh nhân