fbpx
Viện điện tử

Hoạt động trị liệu

1. Định nghĩa:

Hoạt động trị liệu là khoa học và nghệ thuật hướng dẫn sự đáp ứng của bệnh với những hoạt động chọn lựa, nhằm cải tiến hay duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa tàn tật, lượng giá thái độ và điều trị hay luyện tập người bệnh có những khiếm khuyết về thể chất hay tâm trí.

2. Mục đích:

Đối với các khiếm khuyết, hoạt động trị liệu giúp gia tăng sức khoẻ và tập luyện chức năng để phục hồi sinh hoạt, lượng giá chức năng để hướng nghiệp:

– Gia tăng sức khoẻ: sau thời gian nằm viện lâu dài, năng lực lao động cr người bệnh giảm sút, hoạt động trị liệu giúp gia tăng sức khoẻ và khả năng lao động.

– Tập luyện chức năng bằng những hoạt động lựa chọn hoạt động trị liệu có thể gia tăng tầm vận động khớp, sức mạnh cơ, sức bền bỉ, giúp người bệnh có khả năng tự phục phụ sinh hoạt bản thân.

– Hoạt động trị liệu giúp lượng giá năng lực về thể chất và tinh thần của người bệnh giúp đỡ họ trong hướng nghiệp để có thu nhập.

3. Nguyên tắc:

– Trình bày hoạt động rõ ràng cho người bệnh hiểu.

– Người bệnh thực hiện lại hoạt động một mình, người hướng dẫn sửa lại cho đúng động tác.

– Người bệnh thực hiện lại nhiều lần cho đến khi có thể hoàn thành tốt hoạt động của mình.

4. Hoạt động trị liệu bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ:

4.1. Những vấn đề của bệnh nhân:

– Mất năng lực cử động tay hay chân, thay đổi vị trí trên giường hay trên ghế, hoặc thăng bằng khi ngồi.

– Mất khả năng cử động các khớp của chi liệt hay về tương quan giữa các phần chi với toàn thân.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

– Mất khả năng hiểu lừi nói hay chữ viết.

– Mất sáng kiến, trầm cảm, cảm xúc bất ổn định.

– Mất năng lực diễn tả tư tưởng hay phát ngôn.

– Ý thức về mất năng lực thể chất và mất phẩm giá.

4.2. Chương trình hoạt động trị liệu:

4.2.1. Sinh hoạt hàng ngày:

Những hoạt động này liên quan đến tính di động của cơ thể, năng lực sử dụng và sự tập trung, đòi hỏi người bệnh phải cố gắng cả về thể chất lẫn tâm trí. Thầy thuốc phải lập kế hoạch từng bước để tránh thất bại trong tập luyện, tất cả các hoạt động hàng ngày cần phải tập liên hợp.

Khuyến khích người bệnh tự thực hiện các hoạt động tự phục vụ như đánh răng, chải đầu, về sinh cá nhân; có thể thiết kế những dụng cụ riêng tạo thuận lợi cho bệnh nhân trong các hoạt động này.

Tóm lại khuyến khích người bệnh sử dụng các chức năng còn lại và tập luyện càng sớm càng tốt trước khi có tình trạng quá lo lắng của người nhà và sử ỷ lại của người bệnh.

4.2.2. Tập luyện chức năng bàn tay:

Bàn tay chỉ hoạt động hữu hiệu nếu các khới vai, khuỷu, cẳng tay được kiểm soát và có cảm giác tư thế tốt. Do vậy ngay từ khi bị bệnh, bệnh nhân cần phải được duy trì tầm vận động các khớp vai, khuỷu, cổ tay, bàn tay, ngón tay. Khi cử động các ngón tay phục hồi, sớm có chương trình tập gồm:

– Tập buông và nắm.

– Tập điều hợp của bàn tay.

– Khuyến khích bệnh nhân sử dụng tay lành để giúp tay liệt trong các hoạt động.

4.2.3. Tập di chuyển:

– Nếu bệnh nhân mất cảm giác tư thế, cần tập dùng mắt để kiểm soát tư thế.

– Tập đứng lên từ tư thế ngồi và ngồi xuống từ tư thế đứng là những bài tập đầu tiện trong tập luyện di chuyển; tiếp theo là tập thăng bằng và tập đi:

+ Tập đứng dậy: BN ngồi trên một cái ghế vững chắc đặt giữa hai trụ song song. Nếu dùng xe lăn thì trước hết phải khóa hai bánh. Tập cho BN biết dùng tay không liệt để nắm chặt vào thanh cây để đứng lên và ngồi xuống.

+ Tập thăng bằng: tập cho BN biết đứng và giữ thăng bằng với sức nặng thân thể chi phối đều lên cả hai chân, sau đó phân phối dần lực sang chân liệt. Ban đầu thì phải dùng tay không liệt để bám khi đứng nhưng khi đã có tiến bộ một ít, thì không nên dùng tay nữa.

+ Tập đi: khi BN có sức mạnh và thăng bằng đầy đủ thì cho họ bắt đầu tập đi bộ trong hai trụ song song và dùng tay không liệt để giữ cho vững chắc. Từ giai đoạn này tiến tới việc đi bộ ngoài trụ song song với cây chống càng sớm càng tốt.

– Khi lực cơ và điều hợp đã tốt cho bệnh nhân tập với xe đạp, khi vững hơn có thể tập lên xuống cầu thang, tập với gậy chống:

+ Đi lên cầu thang: BN nên bước bàn chân không liệt lên bậc tầng cấp trước và bàn chân liệt sau. Họ nắm chặt lan can với tay không liệt để cho vững chắc. Nếu thang lầu không có lan can thì BN nên cầm cây chống ở bàn tay không liệt. Chống cây lên bậc tầng cấp đồng thời với chân liệt bước lên.

+ Đi xuống cầu thang: Nếu BN muốn thì có thể đi thụt lùi xuống cầu thang như sau: để bàn chân liệt xuống trước và bàn chân không liệt sau. Dùng lan can hay cây chống đồng thời với chân liệt. Sau khi BN đã có thêm sức mạnh và lòng tự tin thì họ có thể đi tiến xuống. Cách đi không thay đổi: chân liệt xuống trước và chân không liệt xuống sau.

+ Cách đi với cây chống, gậy: Đưa tay không liệt đặt với cây chống tới trước cho tới khi đầu của cây chống đặt trên sàn nhà cách đầu ngón chân không liệt chiều dài của một bàn chân về phía trước và độ 15cm về phía bên. Rồi bàn chân liệt đưa tới trước cho đến khi gót chân liệt ngang với ngón của bàn chân không liệt rồi dời sức nặng thân thể lên trên bàn chân liệt và cây chống. Bàn chân không liệt đi tới trước bàn chân không liệt cho tới khi gót chân ngang với ngón chân liệt.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status