fbpx
Viện điện tử

Kỹ thuật dẫn lưu tư thế

Kỹ thuật dẫn lưu tư thếDẫn lưu tư thế được coi là kỹ thuật đặc biệt chuyên sâu trong chuyên ngành hô hấp, và ngày càng được áp dụng rộng rãi bởi kỹ thuật dễ áp dụng và mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.

Dẫn lưu tư thế được coi là kỹ thuật đặc biệt chuyên sâu trong chuyên ngành hô hấp, và ngày càng được áp dụng rộng rãi bởi kỹ thuật dễ áp dụng và mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.

1. Mục đích

Là một phương pháp nhằm giải phóng đờm dịch ra khỏi phổi nhờ trọng lực, do đó người điều trị phải hiểu rõ giải phẫu của đường khí phế quản để có thể áp dụng hữu hiệu tư thế dẫn lưu.

2. Chỉ định, chống chỉ định

– Chỉ định với mục tiêu phòng bệnh:

+ Bệnh nhân thở máy liên tục (với điều kiện tình trạng bệnh nhân cho phép chịu đựng được biện pháp điều trị).

+ Bệnh nhân phải bất động lâu ngày, đặc biệt ở người già, những người có nguy cơ ùn tắc đường thở như bệnh phổi – phế quản mạn tính, sau các mổ lớn hoặc mổ lồng ngực.

+ Bệnh nhân có tăng tiết đờm dãi như bệnh giãn phế quản hay kén phổi.

+ Bệnh nhân có khuynh hướng hạn chế hô hấp vì đau hoặc suy kiệt phải bất động, bệnh nhân bị giảm hoặc mất phản xạ ho để tống đờm.

– Chỉ định với mục tiêu để đào thải đờm, dịch bị ứ đọng, giúp khai thông đường thở:

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

+ Bệnh nhân bị xẹp phổi do ứ đọng dịch tiết

+ Bệnh nhân bị áp xe phổi có khạc mủ.

+ Bệnh nhân bị viêm phổi.

+ Bệnh nhân bị ứ đọng đờm dịch sau phẫu thuật.

+ Bệnh nhân hôn mê lâu ngày.

– Chống chỉ định: Người bệnh già yếu, ho ra máu, thận trọng với người có huyết áp cao và bệnh tim mạch.

3. Chuẩn bị

Trước khi dẫn lưu phải giải thích để bệnh nhân hợp tác, quan sát cẩn thận tất cả các ống thông hoặc dây dẫn nào có trên người bệnh nhân điều chỉnh giữ cho các ống khỏi xê dịch khi thay đổi tư thế bệnh nhân. Với các bệnh nhân bị bệnh nặng, phải kiểm tra mạch, huyết áp trước và trong quá trình dẫn lưu.

Khám xét kỹ người bệnh, xác định vùng phổi tổn thương nào là chủ yếu cần phải dẫn lưu, tình trạng toàn thân của bệnh nhân, khi nào dẫn lưu là tốt nhất. Trước khi dẫn lưu phải nới lỏng quần áo. Quan sát cẩn thận tất cả các ống thông hoặc dây dẫn có trên người bệnh nhân, và giữ cho các ống khỏi bị xê dịch khi đặt tư thế dẫn lưu. Người điều trị đứng phía trước mặt bệnh nhân để quan sát nét mặt người bệnh khi thay đổi tư thế dẫn lưu. Chuẩn bị cốc đờm.

4. Nguyên tắc chung

– Tư thế dẫn lưu là tư thế giúp người bệnh có thể ho khạc, đờm, dịch ở trong phổi ra khỏi phổi bằng đường khí phế quản được thuận lợi nhất. Nguyên tắc phần phổi tổn thương được giải phóng, nằm phía trên, phần phổi lành nằm phía dưới sát mặt gường. Ví dụ: tổn thương nằm ở phổi trái (tất cả các thùy) tư thế được dẫn lưu sẽ là phổi trái được giải phóng nằm ở phía trên còn phổi phải sát với mặt giường, quy ước gọi tư thế này là bệnh nhân nằm nghiêng trái, các động tác vỗ, rung, nhún sườn… sẽ tác động vào phần phổi trái đã được giải phóng (tùy mức độ tổn thương và sức khỏe của mỗi người bệnh để tác động một lực cơ học thích hợp).

– Nếu bệnh nhân có dịch đờm đặc, trước khi điều trị có thể phải làm khí dung, cho thuốc loãng đờm, cho bệnh nhân uống nhiều nước hơn để cho đờm loãng dễ dẫn lưu.

– Nếu phải dẫn lưu ở nhiều tư thế khác nhau, tổng thời gian một lần dẫn lưu khoảng 30 – 40 phút là tốt nhất, thời gian kéo dài hơn có thể làm bệnh nhân bị mệt.

– Nên phối hợp dẫn lưu tư thế với kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực và tập thở để tăng hiệu quả đào thải đờm.

– Sau điều trị, để bệnh nhân trở lại tư thế cũ hoặc ngồi dậy từ từ, thở sâu và ho. Cần chú ý các chất dịch không tống ra ngay trong và sau dẫn lưu mà thường phải sau 30 phút đến 1 giờ nên phải nhắc nhở bệnh nhân ho và khạc ra.

– Chú ý: không để bệnh nhân một mình không theo dõi ở tư thế đầu dốc xuống. Đối với những bệnh nhân bị hôn mê, xuất huyết não, bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, bệnh nhân có tổn thương vùng cột sống cổ, các bệnh nhân có tình trạng toàn thân nặng như suy kiệt phải được theo dõi cẩn thận khi tiến hành dẫn lưu tư thế.

– Các nhận xét về tư thế dẫn lưu, hiệu quả dẫn lưu: tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau khi dẫn lưu phải được ghi chép lại và trao đổi với bác sĩ điều trị của bệnh nhân.

5. Kỹ thuật dẫn lưu

– Dẫn lưu hai thùy trên (phân thùy đỉnh): bệnh nhân nằm ngửa, kê gối cao, để ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, kê một gối nhỏ dưới kheo để đỡ khớp gối.

Kỹ thuật dẫn lưu tư thếKỹ thuật dẫn lưu tư thế

Hình 3: Dẫn lưu phân thùy đỉnh (h.trái) và phân thùy trước (h.phải) của thùy trên.

– Dẫn lưu thùy trên phải (phân thùy trước): nằm ngửa, ngang bằng mặt giường, kê một gối nhỏ ở dưới kheo.

– Dẫn lưu thùy trên trái (phân thùy trước): nằm ngửa, ngay mặt giường, gối đầu cao.

– Dẫn lưu thùy trên phải (phân thùy sau): nằm sấp, chân trái duỗi, chân phải co, kê gối nâng vai phải cao trên mặt giường 20cm.

Kỹ thuật dẫn lưu tư thếKỹ thuật dẫn lưu tư thế

Hình 4: Dẫn lưu phân thùy sau thùy trên phải (h.trái) và phân thùy bên thùy dưới phải (h.phải).

– Dẫn lưu thùy trên trái (phân thùy sau): nằm sấp, nâng đầu cao hơn chân 300.

– Dẫn lưu thùy giữa phải: nằm ngửa, nghiêng 3/4 sang trái, đầu dốc xuống 150 – 200, cánh tay dưới (trái) gấp 900.

– Dẫn lưu cả hai thùy dưới (phân thùy sau): nằm ngửa, đầu dốc xuống 300.

– Dẫn lưu thùy dưới phải (phân thùy bên): nằm nghiêng trái, đệm một gối dài giữa hai chân để bệnh nhân dễ chịu, đầu dốc xuống 300.

– Dẫn lưu thùy dưới trái, phân thùy bên và thùy dưới phải, phân thùy giữa: nằm nghiêng phải, đệm một gối dài giữa hai chân, đầu dốc xuống 300.

– Dẫn lưu cả hai thùy dưới, phân thùy sau: nằm sấp, đầu dốc 300.

Kỹ thuật dẫn lưu tư thếKỹ thuật dẫn lưu tư thế

Hình 5: Dẫn lưu cả hai thùy dưới phân thùy sau.

Kỹ thuật dẫn lưu tư thế

Kỹ thuật dẫn lưu tư thế

Hình 6: Dẫn lưu hai thùy trên (phân thùy đỉnh).

Kỹ thuật dẫn lưu tư thế

Hình 7: Dẫn lưu thùy dưới trái, phân thùy bên và thùy dưới phải, phân thùy giữa (hình trái); Dẫn lưu thùy dưới phải, phân thùy sau (hình giữa); Dẫn lưu cả hai thùy dưới, phân thùy sau (hình phải).

– Dẫn lưu thùy dưới phải (phân thùy sau): nằm sấp, chân phải co, đệm gối nâng vai phải cao hơn mặt giường 20cm, đầu dốc xuống 300.

– Dẫn lưu cả hai thùy dưới (phân thùy sau): nằm sấp, dùng chăn hay gối đệm nâng khung chậu lên cao hơn mặt giường 20 – 30cm (giống tư thế chổng mông).

6. Đánh giá kết quả

– Nghe: so sánh tiếng thở trước, sau dẫn lưu, so sánh hai bên.

– Khám lồng ngực, rung thanh của phổi.

– Ho, số lượng dịch khạc ra, tính chất đờm.

– Các thay đổi về thông số hô hấp.

– Hình ảnh Xquang phổi có tốt lên không.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status