fbpx
Viện điện tử

Chấn thương thể thao: Nỗi đau không của riêng ai

(ĐTĐ) – ”Thời gian dần trôi qua không thể trở lại, vết thương ngày nào có thể liền da…”. Dù cho vết thương theo dòng thời gian có thể liền da, nhưng thời gian không chờ đợi ai. Nghiệp thể thao của các võ sĩ có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào sau những chấn thương bất ngờ.
 

Thể thao Việt Nam nói chung và võ thuật Việt Nam nói riêng đã bao lần từng chứng kiến những cái chết đau lòng: năm 2003, khán giả hâm mộ võ thuật Khánh Hòa đã lại sửng sốt khi võ sĩ Võ cổ truyền Phạm Văn Lách đã chết ngay trong trận đấu, nguyên nhân là do võ sĩ này đã có tiền sử bệnh nhưng vẫn ”được” cho thi đấu thoải mái. Những tai nạn đáng tiếc trong lúc tập luyện đã cướp đi cuộc đời của cố võ sĩ Judo Trần Thanh Ngời, để lại những nỗi đau về thể xác lẫn tâm hồn của VĐV Judo Phạm Thị Huệ, rồi cái chết trong lúc nỗ lực thi đấu của VĐV xe đạp địa hình Đỗ Xuân Tâm cũng đã để lại rất nhiều băn khoăn cho giới hâm mộ lẫn những nhà chuyên môn lĩnh vực TDTT.

Chấn thương thể thao: Nỗi đau không của riêng ai

Tại nhiều giải quốc gia hiện nay, vẫn còn tình trạng BTC chỉ yêu cầu giấy khám sức khỏe của các VĐV (chú trọng hình thức chứ không thực sự quan tâm đến thực chất vấn đề sức khỏe của đối tượng tham dự). Điều này đã dẫn đến việc không đảm bảo an toàn cho tính mạng của các VĐV, thậm chí ngay cả HLV trước khi giải bước vào vạch xuất phát. Ngay cả trọng tài cũng nên được kiểm tra sức khỏe trước khi điều hành giải (năm 1994, giải quyền Anh toàn quốc chứng kiến cái chết của một trọng tài ngay trên võ đài sau khi ông quá căng thẳng khi điều khiển một trận đấu kịch tính trước đó).

Trước những vấn đề cấp bách như vậy, ngành TDTT Việt Nam đã rất cố gắng để dần dần hoàn thiện sớm ban hành quy chế kiểm tra y học cho VĐV cũng như chuẩn bị kế hoạch xây dựng những bệnh viện thể thao, đào tạo đội ngũ y bác sĩ thể thao chuyên nghiệp. Nhưng thiết nghĩ, không chỉ quan tâm đến tầm vĩ mô là thể thao thành tích cao ở các đội tuyển quốc gia, việc ban hành quy chế y học và an toàn tập luyện cũng như liên kết với các ban, ngành liên quan về vấn đề bảo hiểm cho VĐV các đội tuyển tỉnh, thành, ngành và những người tập luyện thể thao phong trào cũng rất cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Trong các môn võ thuật, sau một pha giao đòn khốc liệt, thường trọng tài buộc phải dừng trận đấu để đếm K.O võ sĩ bị trúng đòn. Thời gian đếm K.O là 10 giây tương ứng với 10 số thứ tự. Nếu đếm đến tiếng thứ 8, võ sĩ có thể giơ tay xin được tiếp tục đấu và trọng tài cảm thấy được sự phục hồi của võ sĩ này mới bắt đầu hô khẩu lệnh tiếp tục đấu. Dù đến tiếng thứ 4, võ sĩ có thể đấu được nhưng trọng tài bắt buộc phải đếm đến 8 cho võ sĩ có thời gian phục hồi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trọng tài cảm thấy võ sĩ bị trúng đòn quá nặng, bằng giác quan nghề nghiệp, có thể tuyên bố K.O ngay để bác sĩ can thiệp kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe cho võ sĩ.

Nguồn Thethaohcm.com.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status