fbpx
Viện điện tử

Chấn thương thể thao và sơ cứu đúng cách

(ĐTĐ) – Đã chơi thể thao thì chấn thương gần như là tất yếu song không phải ai cũng biết cách sơ cứu khi gặp chấn thương. Sơ cứu sai có thể khiến chấn thương trầm trọng và lâu bình phục hơn. Do vậy, mỗi người chơi thể thao cần nắm được một số kiến thức cơ bản để sơ cứu cho mình cũng người khác khi bị chấn thương.
 

Chấn thương thể thao rất đa dạng, từ xây xát, rách da cho đến chấn thương phần mềm mô cơ, dây chằng và phần cứng là xương, khớp. Vì vậy, việc sơ cứu chấn thương trước tiên phải cần phải được phân loại để xác định chấn thương như thế nào.

1. Xây sát, rách da

Té ngã gây trầy xước da hay va đập làm rách da chảy máu là chấn thương phổ biến nhất trong thể thao. Đối với các vết trầy xước, rách da việc làm đầu tiên là phải rửa nước sạch vết thương, sau đó có thể thoa nhẹ các loại thuốc sát trùng. Nếu vết rách da dài, sâu gây chảy máu cần được đi khâu để vết thương nhanh khỏi hơn và cũng tránh để lại sẹo lớn về sau.

Kinh nghiệm một số các y tá cho rằng khi bị vết thương “tươi” vùng da gây chảy máu thì việc sát trùng bằng cồn nhẹ tốt hơn là dùng nước oxy già, vì nước oxy già tuy cũng sát trùng nhưng khiến vết thương lâu lành hơn. Nước oxy già dùng để vệ sinh vết thương cũ bị nhiễm khuẩn hay mưng mủ vì nước oxy già khi sủi bọt sẽ tẩy các mô chết, vết bẩn để làm sạch vết thương.

Chấn thương thể thao và sơ cứu đúng cách

Biết cách sơ cứu sẽ giúp chấn thương nhanh bình phục hơn

2. Chấn thương cơ

Chấn thương cơ bao gồm ba cấp độ: Giãn cơ, căng cơ và rách-đứt cơ.

Giãn cơ: Chấn thương cơ dạng nhẹ do cơ giãn quá mức cho phép với số lượng bó sợi cơ bị đứt ít, gây đau nhưng không bị chảy máu trong và vùng bị giãn cơ có thể bị sưng nhẹ.

Căng cơ: Mức độ nặng hơn giãn cơ với vết đau vì sưng, đau nhiều và thường có vết bầm do một số sợi cơ bị rách (dưới 25% bó sợi cơ) khiến chảy máu trong.

Đối với chấn thương cơ nguyên tắc sơ cứu chung là chườm lạnh trong 24 giờ đầu tiên hoặc 48 tiếng (tùy theo mức độ) để làm dịu cảm giác đau sưng, sau đó mới thoa dầu nóng hay các thuốc xoa bóp phù hợp.

Trong y học thể thao, người ta vẫn hay nói công thức sơ cứu R.I.C.E (Rest, Ice, Compress, Elevate) nghĩa là “ngừng chơi, chườm lạnh, băng ép, nâng cao” khi sơ cứu các chấn thương về cơ, gân khớp. Tránh xoa dầu nóng lúc mới bị chấn thương cơ vì sẽ làm các mạch máu bên trong giãn nở, gây xuất huyết trong nhiều hơn làm chấn thương trầm trọng thêm.

Rách cơ: Mức độ chấn thương cơ nặng với cơ rách 50-75%. Thường rách cơ gây đau dữ dội và người bị chấn thương có khi nghe tiếng “phựt” khi cơ bị đứt. Rách cơ sẽ làm tê liệt khả năng hoạt động tức thời của người chơi thể thao. Rách cơ nghiêm trọng buộc phải phẫu thuật để may lại bó cơ bị rách. Rách cơ mất đến 1-3 tháng mới bình phục.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Đứt cơ: Chấn thương cơ nặng nhất khi cơ bị đứt hoàn toàn hoặc bị tách ra hẳn khỏi xương. Cách cơ cứu là chườm lạnh và chở ngay người bị chấn thương đến bệnh viện để chữa trị.

3. Sai-trật khớp

Trật khớp (hay trặc khớp) là việc xương bị nhô ra khỏi ổ khớp sau một động tác nào đó rồi trở lại vị trí cũ. Trật khớp thường kéo theo giãn dây chằng, mà phổ biết nhất là chấn thương lật cổ chân (lật sơ-mi) hay trật khớp vai. Trật khớp thường rất đau đớn và đôi khi kèm theo cả vết bầm tím do chảy máu trong vùng chấn thương.

Trật khớp nhẹ chỉ cần chườm đá trong 1-2 ngày, hạn chế cử động vết đau rồi xoa bóp với thuốc, dầu nóng thì tầm 8-10 ngày sẽ khỏi. Nhiều người bị sai-trật khớp nhẹ nhưng chủ quan, không nghỉ ngơi mà tiếp tục chơi thể thao khiến chấn thương thành mãn tính.

Trật khớp nặng phải giữ nguyên chấn thương, chườm lạnh rồi đưa đến bệnh viên hay trung tâm chữa trị trật đả. Tránh bóp giật hay bẻ để “nắn khớp” nếu không có chuyên môn, kỹ thuật hay kinh nghiệm chữa trị. Trật khớp nặng thường nhiều khả năng dính thêm chấn thương khác là đứt dây chằng nên việc tự ý nắn bóp, giật bẻ rất nguy hiểm cho người bị chấn thương.

4. Đứt dây chằng

Đứt dây chằng phổ biến nhất là đứt dây chằng gối. Đứt dây chằng rất đa dạng vì có thể đứt đột ngột, đứt bán phần hay đứt từ từ rồi đứt hẳn. Đứt dây chằng đột ngột dễ biết vì gây đau dữ dội, lỏng khớp và không thể vận động được. Tuy nhiên, nhiều người chơi thể thao nghiệp dư thường bị đứt dây chằng kiểu bán phần hay đứt từ từ mà không hay biết cho đến khi khớp gối trở nên lỏng lẻo nhờ bác sỹ thăm khám mới phát hiện.

Đứt dây chằng gối phổ biến có đứt dây chằng chéo trước hay dây chằng chéo sau, hiếm gặp hơn là đứt cả 2 dây chằng cùng lúc.

Nhìn chung, sơ cứu đứt dây chằng cũng giống như bị chấn thương cơ, tức là chườm lạnh để giảm đau, phù nề. Nhiều người bị đứt dây chằng gối vẫn có thể đi lại được nhưng về cơ bản cần được phẫu thuật nối dây chằng để tránh việc bị thoái hóa khớp gối sau này.

Nguồn Motthegioi.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status