fbpx
Viện điện tử

Chẩn đoán và điều trị hoại tử chỏm xương đùi

(ĐTĐ) – Hoại tử chỏm xương đùi là một bệnh lý khớp háng mạn tính đã được biết đến từ lâu, còn có một số tên gọi khác như hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, tiêu chỏm, thoái hóa chỏm, tiến triển nặng dần lên mà không bao giờ giảm đi, hậu quả cuối cùng là mất chức năng khớp háng, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo rất tốn kém. Bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 5% trong số các bệnh khớp mạn tính, 80% xảy ra ở nam giới, tuổi hay gặp từ 20 – 50.

 

Yếu tố nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi

Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa biết rõ, nhưng kết quả nghiên cứu giải phẫu bệnh lý cho thấy những vùng chỏm xương đùi bị tiêu có hiện tượng thiếu hoặc không có mạch máu đến nuôi dưỡng, bởi vậy cơ chế bệnh sinh được biết đến là do thiếu nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng chỏm xương đùi.

Nguồn máu nuôi dưỡng chỏm xương đùi bao gồm mạng lưới các mạch máu trong bao khớp, động mạch thân xương đùi, động mạch dây chằng tròn, các mạch máu này rất dễ bị tắc nghẽn nếu có hiện tượng tăng áp lực trong bao khớp háng. Mặt khác, hệ thống nối của các mạch máu nuôi dưỡng chỏm xương đùi rất nghèo nàn, nên khi tắc các mạch chính thì nguồn cung cấp máu từ hệ thống nối không bảo đảm yêu cầu nuôi dưỡng dẫn đến tình trạng chỏm xương đùi dễ bị hoại tử.

Bệnh có thể xuất hiện sau chấn thương khớp háng, là nguyên nhân làm tổn thương các mạch máu lớn đến nuôi dưỡng chỏm xương đùi. Tổn thương các mạch máu nhỏ có liên quan đến những yếu tố ngoài chấn thương như tiền sử nghiện rượu, dùng thuốc corticoid kéo dài nhiều năm, đẻ nhiều lần, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid, rối loạn đông máu, bệnh Hemoglobin… Tiền sử chấn thương và nghiện rượu nhiều năm là hai yếu tố liên quan hay gặp nhất trong bệnh lý hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.

Chẩn đoán và điều trị hoại tử chỏm xương đùi

Hoại tử chỏm xương đùi

Chẩn đoán như thế nào?

Khoảng 70% trường hợp tổn thương xảy ra ở một bên, với triệu chứng chính là đau khớp háng, đau tăng lên khi đi lại hoặc đứng lâu, đau giảm khi nghỉ ngơi. Khám lâm sàng thấy các động tác vận động của khớp háng không bị hạn chế, tại chỗ không thấy các dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau và không thấy hạch bẹn.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như Xquang, cắt lớp vi tính (CLVT), cộng hưởng từ (CHT), Scintigraphy đóng vai trò quyết định trong việc chẩn đoán xác định và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Ưu điểm của chụp Xquang là rẻ tiền và dễ thực hiện, nhưng nhược điểm là chỉ phát hiện tổn thương điển hình khi bệnh đã nặng. Chụp cắt lớp vi tính cho phép chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm với độ nhạy khoảng 80%. Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện được bệnh ở giai đoạn rất sớm, ngay khi cắt lớp vi tính chưa phát hiện thấy tổn thương, với độ nhạy đạt tới 95%, nên phương pháp này đang là lựa chọn hàng đầu ở một vài quốc gia có nền y tế phát triển.

Năm 1980, Ficat và Arlet căn cứ vào triệu chứng lâm sàng đau khớp háng và hình ảnh tổn thương trên phim Xquang để phân làm 5 độ tổn thương, từ độ 0 đến độ 4. Cho đến nay, cách phân độ này ít được áp dụng vì có sự phát triển của cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ.

Năm 1993, Arcore căn theo tổn thương phát hiện được trên CLVT và CHT để phân chia thành 6 độ:

– Độ 0: Đau khớp háng không điển hình, CLVT và CHT nghi ngờ tổn thương.

-5%
10.990.000
Mua