fbpx
Viện điện tử

Tìm hiểu bệnh thoái hoá khớp gối

(ĐTĐ) – Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân hàng đầu gây đau ở người cao tuổi. Biểu hiện lâm sàng bởi đau khớp có tính chất cơ học, tức là vận động nhiều thì đau tăng, nghỉ ngơi thì giảm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp, những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
 

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối là gì ?

Bao gồm nhiều yếu tố, trong đó sự lão hoá và yếu tố cơ học là những nguyên nhân cơ bản:

Sự lão hóa: Ở người trưởng thành các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo, mặt khác khi người ta già đi, cùng với sự lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn cũng dần dần giảm chức năng, làm cho chất lượng sụn kém, giảm tính đàn hồi và chịu lực.

Yếu tố cơ học: Là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa, thể hiện bằng sự tăng bất thường lực tỳ nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp, còn được gọi là hiện tượng quá tải, bao gồm:

– Các thay đổi bẩm sinh hoặc nhân tạo (như đi giày cao gót) làm thay đổi diện tỳ nén bình thường của khớp.

– Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, u, loạn sản, làm thay đổi mối tương quan, hình thái của khớp và cột sống.

– Sự tăng tải trọng lên khớp do tăng cân quá mức: khi trọng lượng cơ thể tăng thì sẽ tăng áp lực lên tất cả các khớp chịu lực, đặc biệt là khớp gối. Khi bạn tăng thêm 1kg, thì khớp gối phải chịu một lực tăng thêm từ 3-4kg.

– Những chấn thương vi thể lập đi lặp lại do nghề nghiệp (đứng nhiều, đi nhiều), tăng tải trọng lên khớp do tập vận động quá mức (như đi bộ quá nhiều), ở những vận động viên thể thao.

Các yếu tố khác: bao gồm yếu tố di truyền, nội tiết, chuyển hóa, giới (nữ thường mắc nhiều hơn nam).

Tìm hiểu bệnh thoái hoá khớp gối

Các biểu hiện của thoái hóa khớp gối như thế nào ?

– Đau do thoái hoá khớp gối thường xuất hiện ở mặt trước hoặc mặt trong đầu gối, thường chỉ đau khu trú trong tại khớp nhưng cũng có khi đau lan toả xuống cẳng chân. Đau tăng khi ngồi xổm và đi bộ, đặc biệt là khi lên xuống dốc và cầu thang, làm bệnh nhân không đi bộ được lâu vì đau.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

– Hạn chế vận động, có thể lúc đầu vận động khớp khó khăn, sau khi khởi động thì bình thường trở lại (gọi là dấu hiệu phá gỉ khớp khi khởi động), đôi khi có tiếng lạo xạo trong khớp.

– Sưng khớp do các gai xương và phì đại mỡ quanh khớp. Có thể có tràn dịch khớp nhưng không bao giờ có biểu hiện viêm (không có biểu hiện nóng đỏ ở khớp).

Làm thế nào để chẩn đoán ?

Khi bạn bắt đầu có những triệu chứng đau ở gối, hãy đi khám bác sĩ và kể cho bác sĩ những yếu tố làm đau tăng lên hay giảm đi, điều đó là rất quan trọng giúp bác sĩ nghĩ tới bệnh thoái hóa khớp gối hay là một bệnh đau khác. Sau đó bạn có thể được bác sĩ chỉ định làm một số xét nghiệm để chẩn đoán sau:

– Chụp X quang khớp gối: có thể hiển thị các tổn thương ở phần sụn gây hẹp khe khớp, đôi khi thấy các hình ảnh mọc các gai xương.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): được chỉ định khi hình ảnh trên phim X quang không thấy các tổn thương một cách rõ ràng, hoặc khi nghi ngờ có các tổn thương khác ở khớp (như sụn chêm, dây chằng…).

– Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định một vài chỉ số xét nghiệm máu giúp loại trừ các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp.

Điều trị thoái hóa khớp gối thế nào ?

Mục tiêu điều trị thoái hóa khớp gối nhằm làm giảm đau và vận động trở lại. Một chương trình điều trị toàn diện bao gồm các biện pháp sau:

– Giảm cân: khi trọng lượng cơ thể giảm được vài kg thì có thể làm giảm đau đáng kể đối với thoái hóa khớp gối.

– Tập vận động: cần hạn chế các bài tập làm gia tăng áp lực lên khớp gối như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, tập thể thao khác; mà cần tập các bài tăng cường sức cơ quanh khớp giúp ổn định khớp và giảm đau. Trong số các bài tập đó, đạp xe là môn thích hợp nhất đối với người thoái hóa khớp gối.

– Thuốc giảm đau chống viêm: bạn có thể dùng các loại thuốc không cần kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen hay Naprofen. Không nên dùng các thuốc này quá 10 ngày vì có thể gây tác dụng phụ. Nếu các thuốc không kê đơn không làm bạn giảm đau thì cần đi khám để bác sĩ kê thuốc theo đơn.

– Tiêm Corticoid và A-xit hyaluronic vào khớp: Corticoid có tác dụng chống viêm mạnh, còn Axit hyaluronic có tác dụng thay thế chất nhờn trong dịch khớp. Thường tiêm mỗi liều 5 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tuần. Việc tiêm khớp cần tuân thủ chặt chẽ quy trình, nhìn chung không nên tiêm nhiều lần vì có thể gây tổn thương thứ phát màng khớp.

– Vật lý trị liệu: các phương pháp điều trị bằng vật lý có tác dụng giảm đau và chống viêm, an toàn và hầu như không có tác dụng phụ, như: bó paraphin, sóng ngắn, điện di thuốc.

– Phẫu thuật: khi các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả thì phẫu thuật là một lựa chọn tốt. Các phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định là:

+ Nội soi khớp: nhằm loại bỏ sụn bị hư, làm sạch bề mặt xương, và sửa chữa các mô khác. Thủ thuật này thường được sử dụng cho bệnh nhân trẻ tuổi (55 tuổi trở xuống) để trì hoãn phẫu thuật lớn hơn.

+ Phẫu thuật chỉnh trục xương: các xương sẽ được sửa chữa giúp cho khớp được thẳng trục.

+ Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: trong đó khớp được thay thế bằng các bộ phận nhân tạo bằng kim loại hay nhựa. Thay khớp thường được dành cho những người trên 50 tuổi thoái hoá khớp nặng. Khớp đã thay có thể được thay lại sau một thời gian vận động làm mòn khớp, thường sau 15-20 năm.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status