fbpx
Viện điện tử

Giảm đau khớp mà không dùng thuốc (kỳ 1)

(ĐTĐ) – Thời tiết mùa đông lạnh, ẩm sẽ khiến tình trạng đau khớp nặng nề hơn. Nếu bạn không biết cách vận động và tự giảm đau, dễ dẫn tới đau nhức toàn thân.

 

Bài 1: Đau khớp, tác họa hiểm nghèo

Theo các chuyên gia về xương khớp, hiện chưa có thống kê chính xác nhưng ở Việt Nam có hàng trăm nghìn người bị viêm khớp. Đây là một trong những dạng bệnh mạn tính có tỷ lệ tàn phế cao nhất và thực tế có rất nhiều người đã trở nên tàn tật ở những mức độ khác nhau, dẫn đến giảm và mất khả năng lao động sinh hoạt, lao động hằng ngày.

Bệnh âm ỉ kéo dài

Tại Viện Lão khoa Quốc gia, mùa đông, bệnh nhân xương khớp thường tăng gấp 2 – 3 lần so với bình thường. Chỉ tính riêng khoa trị liệu, hiện mỗi ngày có khoảng 70 – 80 người tới trị liệu vì các triệu chứng đau do khớp. Bởi với người mắc bệnh khớp, đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Lúc khởi đầu chỉ có một vài khớp bị đau, rồi từ từ nhiều khớp và có thể toàn thân bị đau nhức.

Theo thạc sĩ Võ Tường Kha, Trưởng khoa Đông y, Viện Khoa học Thể dục thể thao, thời tiết từ nóng sang lạnh là lúc bệnh phát triển mạnh., mưa lạnh, ẩm thấp đau tăng, thường hay tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết. Bệnh âm ỉ kéo dài, triệu chứng chung là đau mỏi các khớp thường kèm theo các rối loạn khác như rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, ăn uống kém…

Giảm đau khớp mà không dùng thuốc (kỳ 1)

Sức đề kháng yếu cũng gây đau khớp

Nguyên nhân của bệnh là do ổ khớp có rất ít mạch máu, chủ yếu hoạt động là do thẩm thấu. Vì vậy, những ổ khớp nào có nhiều mạch máu lưu thông thì ít bị đau và ngược lại.

Đặc biệt vào mùa đông, khi thời tiết vừa ẩm thấp, lại lạnh gây co mạch, làm máu lưu thông kém làm khớp bị loạn dưỡng và gây đau, tê cứng… Ngoài ra, nguyên nhân gây đau khớp là do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố gây bệnh là phong – hàn – thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc – cơ – khớp, làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn không thông gây ra sưng đau, hoặc không sưng mà chỉ đau tê mỏi nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân. Đặc biệt, ở người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Nữ giới thoái hóa khớp bàn tay nhiều hơn nam

Theo các bác sĩ khoa Khớp, Bệnh viện Bạch Mai, một trong các bệnh khớp thường gặp ở người có tuổi là thoái hóa khớp bàn tay. Bệnh cũng gây đau, ảnh hưởng đến chức năng vận động và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Tại Việt Nam, thoái hóa khớp bàn tay chiếm tỷ lệ 14%, đứng thứ tư trong các vị trí thoái hóa khớp thường gặp.

Tuổi trung bình của bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay là 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của thoái hóa khớp bàn tay. Tỷ lệ thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 – 79 tuổi.

Bệnh cũng thường gặp ở nữ giới (75%). Số lượng bệnh nhân nữ mắc thoái hóa khớp bàn tay nhiều gấp ba lần so với nam giới. Ngoài ra, những người béo phì cũng dễ bị thoái hóa khớp bàn tay. Có tới 1/3 bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay bị béo phì. Thoái hóa khớp bàn tay thường xuất hiện sau một số bệnh lý bàn tay như sau chấn thương, gãy xương khớp, hoại tử xương, viêm khớp dạng thấp, gút mạn tính, đái tháo đường…

Nguồn Baodatviet.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status