fbpx
Viện điện tử

Áo nẹp và cột sống

(ĐTĐ) – Nhiều trẻ khi vào tuổi dậy thì bỗng dưng bị cong vẹo cột sống (VCS). Theo khuyến cáo của các bác sĩ (BS), trẻ bị bệnh ở giai đoạn này thường không rõ nguyên nhân, nhưng nếu trẻ chịu khó mặc áo nẹp, cột sống có thể trở về gần như bình thường, hoặc kìm hãm cho góc vẹo không tăng lên, ít nguy hiểm đến tính mạng khi tiến hành phẫu thuật.

 

80% ca VCS là bé gái

Năm học lớp 8, bỗng dưng phần lưng của em T.T.M.H. (ngụ TP.HCM) bị cong vẹo. Sau khi chụp phim, các BS phát hiện cột sống có hai đoạn bị cong, riêng đoạn ngực cong một góc 380. Sau ba năm mặc áo nẹp, góc vẹo ở đoạn ngực chỉ còn 130, bệnh nhi không cần phải mổ để chỉnh lại vóc dáng. Trong 5 năm gần đây, BV Điều dưỡng phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM đã “may” áo nẹp cho khoảng 200 trẻ dưới 15 tuổi đến khám, trong đó 70 – 80% trường hợp rơi vào các bé gái đang vào tuổi dậy thì. BS Đinh Quang Thanh – Trưởng khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng của BV cho biết, đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì lại bị cong VCS, dù lúc sinh ra vẫn bình thường. Một số nghiên cứu trên thế giới cho rằng, có thể do gene di truyền, rối loạn nội tiết tố, stress do rối loạn về thể chất và cảm xúc…

Theo BS Vũ Viết Chính – Trưởng khoa Nhi, BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, nếu cột sống vẹo từ 100 – 200, bệnh nhi không cần phải phẫu thuật hay mặc áo nẹp, vì không ảnh hưởng nhiều đến hình dáng, chức năng của cơ thể. BS chỉ cần theo dõi định kỳ, tập vật lý trị liệu, cho bệnh nhân kéo xà đơn. Nếu độ VCS tăng lên 200 – 400, buộc trẻ phải mang áo nẹp nắn chỉnh; nhưng với người lớn, việc mặc áo nẹp không mang lại hiệu quả vì xương đã trưởng thành. Khi độ cong vẹo vượt qua ngưỡng 400, người bệnh buộc phải phẫu thuật để chỉnh lại.

Áo nẹp không hiệu quả với VCS bẩm sinh…

Nếu mặc áo nẹp, người bệnh phải chịu đựng mỗi ngày đến 23g và mặc cho đến lúc bước qua tuổi dậy thì nên một số trẻ mặc cảm. Đồng thời, áo nẹp thường nóng, không thẩm mỹ và cứng như áo giáp; nếu trẻ không mặc thường xuyên, việc điều chỉnh cột sống sẽ bị thất bại. BS Quang Thanh giải thích, áo nẹp làm từ nhựa poly propen etylen (nhựa P.P.), tuy là nhựa cứng nhưng là loại nhựa nhẹ nhất, đồng thời chỉ có nhựa cứng mới tạo được một lực đẩy, chống đỡ vị trí cột sống bị vẹo trở về hình dạng bình thường.

Áo nẹp và cột sống

Mặc áo nẹp giúp nhiều trẻ không phải lên bàn mổ

Nếu muốn mặc áo nẹp đúng, cần phải có thêm một người hỗ trợ. Áo nẹp phải được đặt bên ngoài áo lót bằng vải. Tuy nhiên, phần da nằm bên dưới áo nẹp sẽ trở nên cứng, đặc biệt là ở những vị trí áo nẹp tì đè thật mạnh. Muốn bảo vệ da, cần tắm rửa hằng ngày, xoa nhẹ bằng cồn lên tất cả những vùng da có màu hồng và ở những vùng áo nẹp tì đè. Bệnh nhân luôn mặc đồ lót bằng vải nhưng không có đường may cộm ở bên, không sử dụng kem, mỹ phẩm, thuốc bột ở phía dưới áo nẹp. Đồng thời, do áo nẹp bằng nhựa nên có thể bị biến dạng khi để ngoài trời quá nóng hay quá lạnh. Các BS khuyến cáo, dù có áo nẹp nắn chỉnh vẫn còn một số khiếm khuyết, nhưng những trường hợp điều chỉnh cột sống bằng áo nẹp thành công vẫn may mắn hơn rất nhiều so với bệnh nhân phải mổ, tốn kém cả trăm triệu đồng, có khi lại bị biến chứng.

Hiện mỗi năm, ở Khoa Nhi – BV Chấn thương chỉnh hình tiếp nhận hơn 100 bệnh nhi bị VCS, chủ yếu theo dõi để có cách điều trị thích hợp, trong đó, mỗi tuần có đến hai ca buộc phải mổ. Theo BS Viết Chính, VCS có hai dạng: nếu vẹo tư thế hay chức năng, chỉ cần trẻ tập luyện thể dục, vận động, ngồi ngay ngắn sẽ thấy hết cong vẹo, không phải lo lắng. Còn với dạng vẹo cấu trúc (bẩm sinh, tự phát, bệnh lý khác…) buộc phải có sự can thiệp của y học. Cách phân biệt giữa hai dạng cong vẹo này là cho trẻ gập người về phía trước và đưa hai ngón tay chạm vào hai ngón chân cái, nếu thấy trẻ vẫn bị cong vẹo, chứng tỏ trẻ bị VCS dạng cấu trúc. Những trẻ bị VCS bẩm sinh không thể mang áo nẹp vì đây là loại cột sống bị biến dạng từ những ngày đầu trong quá trình bào thai do sự hình thành bất đối xứng của cột sống hay do khoảng cách giữa các đốt sống phát triển không đều nhau. Ngay cả những trường hợp VCS do tổn thương thần kinh cơ như: bại não, sốt bại liệt, viêm tủy cắt ngang, bệnh lý về cơ hoặc do bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, khối u tủy sống… gây VCS cũng không thể mặc áo nẹp.

Nguồn Phunuonline.com.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status