Hội chứng T4 là 1 hội chứng rất thường gặp trong các phòng khám YHCT-PHCN nhưng ít khi được nhắc tới. Trên thực tế hội chứng này ít được nhắc tới trên giảng đường đại học.
Vâỵ hội chứng T4 là gì ? Biểu hiện như thế nào ?
T4 hay D4 là đốt sống ngực thứ 4 trong hệ cột sống, tại khu vực này có hạch thần kinh giao cảm nằm sát với khớp đốt sống – sườn, những tổn thương ở khu vực này ảnh hưởng tới các khu vực mà hạch thần kinh giao cảm này chi phối.
Có thể nói triệu chứng khá nghèo nàn và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác :
+ Tê toàn bộ bàn tay và các ngón tay
+ Dị cảm ở bàn tay: cảm giác như đeo găng tay
+ Đau đầu, đâu có cảm giác như đội mũ bảo hiểm.
Hội chứng T4 thường gặp ở nhóm bệnh nhân nào?
– Những người thường xuyên ngồi GÙ lưng làm tăng áp lực lên đốt sống ngực.
+ Những người ngồi làm việc máy tính trong thời gian dài.
+ Ngồi đọc sách trên giường.
+ Vận động viên đạp xe.
+ Lái xe.
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
+ Các chấn thương có liên quan đến đốt sống ngực.
Nghiệm pháp nào để chẩn đoán Hội chứng T4
– Trên thực tế không có nghiệm pháp hay kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh nào như XQ, MRI có sự hiệu quả cao để chẩn đoán hội chứng này. Tuy nhiên 1 số dấu hiệu sau đây có thể gợi ý tốt :
+ Sờ nắn phần mềm xung quanh T4 có điểm đau, sưng viêm.
+ Khám nghiệm chuyển động của các đốt sống phía trên và dưới T4 thấy giảm.
+ Ấn trực tiếp vào đốt sống T4 đau tăng.
Vậy điều trị hội chứng T4 như thế nào?
Có 3 phương pháp điều trị nhưng để đạt hiệu quả cao thì nên kết hợp cả 3 phương pháp này:
1 – Điều trị với Bác Sỹ – KTV trị liệu: bạn có thể linh hoạt sử dụng các phương pháp: xoa bóp, giải phóng cơ co, trigger point, châm cứu, đẩy nhẹ nhàng T4 ra trước…
2 – Bệnh nhân tự luyện tập hàng hàng để giúp giãn cơ, giảm áp lực lên đốt sống ngực dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
3 – Thay đổi tư thế ngồi: đây là cách hữu hiệu nhất, hiệu quả lâu dài. Hướng dẫn bệnh nhân ngồi làm việc với 1 chiếc gối đặt ở lưng và thường xuyên thay đổi tư thế, không nên ngồi 1 tư thế quá lâu.
Chẩn đoán phân biệt: hội chứng Lối thoát ngực (TOS), ống cổ tay, thoát vị đĩa đệm cổ…
Nguồn FB Dr. Tuan Nguyen
(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)