fbpx
Viện điện tử

Bệnh viêm khớp dạng thấp – những điều cần biết

(ĐTĐ) – Viêm khớp là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng viêm ở khớp với các đặc trưng là sưng, nóng, đỏ, và đau trong khớp. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số. Trong đó nữ mắc bệnh nhiều hơn nam 2-3 lần, nhưng nam giới mắc bệnh có xu hướng nặng nề hơn nữ giới. Bệnh thường xảy ra ở tuổi trung niên, tuy nhiên, trẻ nhỏ và người cao tuổi cũng có thể phát triển viêm khớp dạng thấp.
 

Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bao gồm:

o Đau và sưng ở khớp, thường xảy ra tại các khớp ở cả hai bên cơ thể (chẳng hạn như ngón tay, cổ tay hoặc khớp gối). Tính chất đối xứng giúp phân biệt viêm khớp dạng thấp với các bệnh viêm khớp khác.

o Cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi trong thời gian dài.

o Mệt mỏi.

o Ngoài việc ảnh hưởng đến các khớp, viêm khớp dạng thấp đôi khi có thể ảnh hưởng đến da, mắt, phổi, tim, máu, hoặc dây thần kinh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp?

VKDT là một bệnh gặp rất phổ biến, nhưng nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Gần đây người ta cho rằng VKDT là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu tố sau:

o Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.

o Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).

o Yếu tố di truyền: VKDT có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).

o Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Bệnh VKDT là bệnh mang tính xã hội vì tỷ lệ mắc bệnh cao, bệnh diễn biến kéo dài, hậu quả dẫn đến tàn phế.

Khi nào cần đi khám để xác định bệnh ?

Khi có các dấu hiệu sau, bệnh nhân cần phải đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để chẩn đoán bệnh:

o Nữ tuổi trung niên.

o Viêm các khớp nhỏ ở hai bàn tay, phối hợp với các khớp gối, cổ chân, khuỷu.

o Đau khớp đối xứng hai bên.

o Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng.

o Bệnh diễn biến trên 2 tháng.

Bệnh viêm khớp dạng thấp – những điều cần biết

Những người phụ nữ trung niên khi đau nhiều khớp cần phải đi khám

Làm sao để chẩn đoán VKDT ?

Khi đi khám bệnh, bạn cần mô tả kỹ các triệu chứng đau tại khớp, đặc biệt là dấu hiệu phá gỉ khớp buổi sáng. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào mô tả của bạn cùng với các triệu chứng khám thấy và có thể chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán xác định, bao gồm:

– Các xét nghiệm như yếu tố dạng thấp (rheumatoid factor – RF) trong huyết thanh máu hoặc dịch khớp, protein phản ứng C (C-reactive protein – CRP) và tốc độ máu lắng (VS). Tuy nhiên, RF không hoàn toàn đặc hiệu cho viêm khớp dạng thấp, cũng có thể xuất hiện ở những người già khỏe mạnh hoặc ở những bệnh nhân bị các bệnh tự miễn hoặc nhiễm khuẩn khác; còn CRP và VS là dấu hiệu của phản ứng viêm nói chung. Gần đây, xét nghiệm anti-CCP, một kỹ thuật định lượng anti-CCP thế hệ 2 trong huyết thanh hoặc huyết tương, đặc hiệu hơn với viêm khớp dạng thấp, giúp cho việc chẩn đoán bệnh này hiệu quả hơn.

– Chọc khớp lấy dịch khớp xét nghiệm và sinh thiết màng hoạt dịch có giá trị cao trong chẩn đoán VKDT.

– Chụp X quang khớp: giúp xác định mức độ tổn thương khớp và giai đoạn của bệnh.

Điều trị viêm khớp dạng thấp cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

– VKDT là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.

– Điều trị phải kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa, vật lý trị liệu, tập luyện phục hồi chức năng và ngoại khoa.

– Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn nội trú, ngoại trú và điều dưỡng.

– Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chễ diễn biến của bệnh và các tai biến biến chứng có thể xảy ra.

Có những loại thuốc nào để điều trị Viêm khớp dạng thấp ?

Có rất nhiều loại thuốc để điều trị viêm khớp dạng thấp nhằm làm giảm đau, sưng và viêm. Một số thuốc giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế tối đa sự tiến triển của bệnh, bao gồm:

o Thuốc thuốc giảm đau, chống viêm như aspirin, ibuprofen, hay naproxen

o Thốc chống viêm corticoid như Prednisolon, Medrol.

o Thuốc đặc hiệu: còn được gọi là thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp (DMARDs), tác dụng bằng cách can thiệp hoặc tấn công hệ miễn dịch trên các khớp. Chúng bao gồm:

– Plaquenil (ban đầu được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét)

– Thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như Methotrexate, Imuran, và Cytoxan

o Phương pháp điều trị sinh học, chẳng hạn như Enbrel, Humira, Remicade, Orencia, Rituxan và Xeljanz.

Vì sao nghỉ ngơi và tập luyện lại quan trọng cho người viêm khớp dạng thấp?

Một sự cân bằng giữa bất động và tập luyện là rất quan trọng trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Trong thời gian viêm cấp, tốt nhất là hạn chế vận động các khớp bị viêm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các loại nẹp cố định tạm thời.

Khi viêm khớp đã giảm, các chương trình tập luyện là rất cần thiết để duy trì sự linh hoạt của các khớp để chống cứng khớp và teo cơ cơ xung quanh các khớp đó. Cần thực hiện thường xuyên các bài tập trong tầm vận động khớp để duy trì tính linh động chung.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status