fbpx
Viện điện tử

Bệnh xương khớp trẻ em: Hiếm mà hiểm!

(ĐTĐ) – Bệnh cơ xương khớp không chỉ xảy ra ở người lớn, thực tế, không ít trẻ mắc bệnh này với triệu chứng ban đầu liên quan đến… đường hô hấp. Đặc biệt, bệnh cơ xương khớp ở trẻ em rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
 

Tại… viêm họng

Bệnh nhi (BN) L.T.T. (ba tuổi, ngụ Tiền Giang) khò khè, tăng tiết đàm nhớt nhiều ngày, được người nhà đưa đến một phòng mạch tư điều trị hô hấp. Sau đó, BN được đặt nội khí quản, hỗ trợ thở máy, nhưng khi về nhà, BN lại rơi vào tình trạng khò khè, khó thở. Sau hai-ba lần điều trị nhưng bệnh vẫn tái phát, người nhà đưa BN T. đến Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TP.HCM. Tại đây, BN rơi vào tình trạng sụp mí nhẹ và được chẩn đoán đã mắc bệnh nhược cơ. Theo thống kê, mỗi năm, BV Nhi Đồng 1 điều trị cho khoảng 10 ca mắc bệnh này.

Bệnh xương khớp trẻ em: Hiếm mà hiểm!

Cách đây không lâu, BV này cũng điều trị cho bé trai N.H.Ph. (16 tháng tuổi, ngụ Phan Rang, Ninh Thuận) bị nhược cơ nặng với biểu hiện các cơ ở tứ chi bị liệt, cơ họng miệng ”cứng đơ” khó nuốt nên tích tụ nhiều đàm nhớt. Sau vài ngày sử dụng thuốc hỗ trợ nhược cơ, BN mở được mắt, tay chân bắt đầu cử động, giảm suy hô hấp…

Dù tỷ lệ mắc bệnh này chỉ chiếm 0,5/100.000 dân số nhưng nếu không điều trị kịp, trẻ sẽ suy hô hấp, ngưng thở, dẫn đến thiếu oxy não, di chứng não và tử vong. BS Nguyễn Minh Tiến, BV Nhi Đồng 1 TP.HCM – cho biết, bệnh nhược cơ có hai dạng: bẩm sinh và mắc phải. Với dạng bẩm sinh, BN bị ngay trong bào thai, do tế bào thần kinh vận động tại tủy sống bị tổn thương, dẫn đến teo cơ tủy sống. Với dạng nhược cơ mắc phải, nguyên nhân do vùng tiếp hợp giữa thần kinh và các cơ mà dây thần kinh chi phối bị tổn thương. Thông thường, tận cùng dây thần kinh tiết ra chất acetylcholine để giúp co cơ. Thế nhưng, ở một số trẻ lại tiết ra một kháng thể bất thường chống lại quá trình này, gây nhược cơ.

Bên cạnh bệnh nhược cơ, trẻ còn có thể mắc bệnh viêm khớp mạn thiếu niên. BS Vũ Minh Phúc, giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM giải thích, cơ thể của trẻ mắc bệnh sẽ tạo ra những kháng thể ”hư hỏng” nhằm phá hỏng cấu trúc ở khớp khiến khớp bị viêm, sưng, ảnh hưởng chức năng hoạt động. Trẻ có thể bị một hay nhiều khớp, thường xảy ra ở khớp đốt ngón tay, cổ tay, khuỷu tay. Nếu không điều trị kịp thời, các khớp sẽ biến dạng, lúc đó việc phẫu thuật tốn kém và khó khăn. Trong nhóm bệnh viêm khớp mạn ở thiếu niên còn có bệnh viêm dính đốt sống mà BN chủ yếu là bé trai.

BS Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, BV Nhân Dân 115 TP.HCM – cho biết, trẻ em còn có thể mắc bệnh thấp khớp cấp hay còn gọi là sốt thấp. Nguyên nhân do trẻ nhiễm vi trùng Staphylococcus beta – hemolytic group A, loại vi trùng vốn gây viêm họng. Khi vi trùng này xâm nhập vào vùng hầu họng, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại chúng. Thế nhưng, sau khi tiêu diệt xong ”kẻ thù”, phần ”xác hỗn hợp” của vi trùng và kháng thể lại không được cơ thể đào thải, mà lắng đọng ở các khớp gây ra bệnh viêm khớp hoặc ”tạm trú” ở tim gây ra chứng hẹp, hở van tim, đưa đến suy tim. Ngoài ra, phần ”xác hỗn hợp” này còn có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh khiến trẻ không thể điều khiển được hành vi. Hoặc trẻ có thể bị tổn thương da với hồng ban dạng vòng ở thân…

Dễ bỏ sót

Với bệnh thấp khớp, BS Hồ Phạm Thục Lan khuyến cáo, ngay khi phát hiện viêm họng do vi trùng Staphylococcus beta – hemolytic group A gây ra thì BN sẽ được dùng kháng sinh. Nếu bị viêm khớp thấp dạng nặng, BN buộc phải dùng thuốc chứa corticoid liều cao, gây ra nhiều tác dụng phụ như loãng xương… Thế nhưng, do triệu chứng viêm khớp ở trẻ thường chỉ xuất hiện thoáng qua nên phụ huynh không để ý.

Với bệnh viêm khớp mạn thiếu niên, BS Vũ Minh Phúc tư vấn, bệnh có thể xảy ra lúc trẻ mới hai tuổi, nhưng có khi đến 18 tuổi. Trẻ mắc bệnh thường đi lại khó khăn, nếu bệnh nhẹ chỉ cần uống thuốc kháng viêm, không có corticoid. Tuy nhiên, khi trẻ mắc bệnh nặng buộc phải sử dụng thuốc kháng viêm corticoid, thuốc ức chế sinh học, thuốc ức chế miễn dịch, chi phí cao. Thế nhưng, việc điều trị này chỉ mang tính tạm thời, sau đó bệnh sẽ tái phát. Nếu không điều trị, các khớp xương dính nhau, biến dạng, mất chức năng, các cơ bị teo lại và trẻ sẽ tàn phế. Lúc đó, việc phẫu thuật điều chỉnh các khớp xương trở lại bình thường rất khó khăn. Ngoài ra, với trẻ mắc bệnh viêm khớp mạn thiếu niên, bác sĩ điều trị phải phối hợp với kỹ thuật viên vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu để tập kỹ năng đi đứng và thích ứng với hoàn cảnh xã hội cho BN.

Với bệnh nhược cơ, BS Nguyễn Minh Tiến tư vấn, trẻ nhược cơ sẽ được điều trị bằng thuốc tăng cường sức mạnh cho cơ. Trẻ sơ sinh mắc bệnh nhược cơ thường bú kém, khóc nhỏ trong vài giờ đầu sau sinh, nuốt khó, uống sặc. Trẻ nhỏ thì nằm một chỗ, ít vận động. Trẻ lớn bị yếu cơ, đi lại không vững, không thể đi, biểu hiện này thường xảy ra vào buổi chiều. Trẻ nhược cơ còn kèm theo triệu chứng sụp mí mắt, trẻ thường mở mắt được vào lúc sáng sớm, nhưng sau đó không mở được. Ngoài ra, trẻ còn nuốt khó, thở khò khè, tăng tiết đàm nhớt, dễ nhầm với bệnh hô hấp. Trẻ bị nhược cơ phải uống thuốc suốt đời, nhưng một số trường hợp may mắn khi lớn, bệnh lại tự khỏi.

Nguồn Phunuonline.com.vn 

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status