fbpx
Viện điện tử

Nhiều sai lầm trong điều trị bệnh xương khớp, cột sống

(ĐTĐ) – Đây là nhận định của GS-TS Trần Ngọc Ân, chủ tịch Hội Khớp học VN, bên lề hội thảo cập nhật các tiến bộ trong điều trị bệnh thoái hóa khớp vừa diễn ra tại Hà Nội.

 

GS Ân nói: Những sai lầm này có nguyên nhân từ cả thầy thuốc và bệnh nhân. Nhiều thầy thuốc đang thực hiện điều trị bằng cách tiêm thuốc bừa bãi vào thẳng các khớp. Cách điều trị này khiến nhiều bệnh nhân có mủ, vi trùng ở trong khớp, có người tử vong vì mủ. Ngoài thị trường hiện cũng có nhiều thuốc đông y dạng cao đơn hoàn tán, nhưng thực ra là sử dụng cả tân dược tán nhỏ trộn thành thuốc “gia truyền”, chủ yếu tân dược đem trộn thuộc nhóm chống viêm, giảm đau, đang gây tác hại lâu dài và nặng nề cho bệnh nhân như viêm dạ dày, loét dạ dày, phù, huyết áp, loãng xương… Vừa rồi chúng tôi cũng phát hiện một loại thuốc dạng đông y nhập khẩu từ Malaysia có trộn cả tân dược.

Nhiều sai lầm trong điều trị bệnh xương khớp, cột sống

Nhiều loại đông dược trộn thuốc tây

GS Ân lưu ý khi bị đau xương khớp, cột sống trước hết là phải đi khám bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tiêm tùy tiện vào khớp và cột sống. Vừa qua có rất nhiều bệnh nhân bị phù do uống đông dược chữa đau xương khớp. Có những trường hợp người biến dạng, giữ nước không đi lại được. Hỏi ra mới biết bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc đông y, thời gian có thể kéo dài đến 2-3 năm, ngưng thuốc lại bị đau. Trong khi thuốc lại chứa tân dược nhóm chống viêm – giảm đau, lẽ ra phải uống có liều lượng, chỉ định rõ ràng.

Thật ra gai đôi cột sống là chuyện bình thường, nhưng hiện nay cứ có gai đôi là tìm cách điều trị, thậm chí uống thuốc, dán thuốc cho “rụng” gai đi. Chỉ nên đến bác sĩ để được điều trị chứng gai đôi cột sống nếu có những triệu chứng như đau, hạn chế vận động, biến dạng xương khớp…

Về những yếu tố có thể dẫn đến căn bệnh này, giáo sư Ân cho biết: Theo thống kê, người mắc bệnh thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi, ở lứa tuổi trên 25 tỉ lệ là 12% nhưng tỉ lệ người mắc bệnh nhiều nhất là nhóm trên 50 tuổi. Tuy nhiên, 90% những người trên 40 tuổi bắt đầu có biến đổi của xương khớp nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng. Béo phì là một trong những yếu tố có liên quan đến các bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối và khớp bàn tay: nguy cơ thoái hóa khớp gối và khớp bàn tay ở người béo phì tăng gấp bảy lần so với người mảnh mai. Việc tăng cân quá mức cũng đồng nghĩa với tăng các triệu chứng của bệnh. Có những nghiên cứu cho thấy khi cân nặng giảm 5kg cũng là giảm một nửa nguy cơ thoái hóa khớp gối.

Nguồn Tuoitre.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status