fbpx
Viện điện tử

Nhược cơ do… thuốc

(ĐTĐ) – Dùng thuốc trị bệnh là một nguyên tắc bắt buộc. Nhưng thuốc lại luôn tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn đặc biệt trong trường hợp dùng không đúng, dùng liều cao. Trong đó cần nhắc đến tác dụng gây yếu cơ do thuốc… Dưới đây là một số nhóm thuốc có tác dụng phụ không mong muốn này.

Thuốc corticoid

Prednisolon là thuốc dòng corticoid được chỉ định dùng để điều trị nhược cơ. Song một số báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng, prednisolon có thể gây ra yếu cơ và làm nặng thêm bệnh nhược cơ nếu không được điều trị đúng.

Sở dĩ như vậy là vì prednisolon là thuốc đồng thời có hai tác dụng: ở liều thấp ức chế miễn dịch (do đó bệnh nhược cơ được cải thiện, các triệu chứng như yếu cơ và mỏi cơ được giảm xuống) và ở liều cao gây yếu cơ (do thuốc làm rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ, gây ra mất trương lực cho cơ và vô tình prednisolon lại làm nặng thêm bệnh).

Để phòng ngừa biến chứng nhược cơ do prednisolon, không nên dùng liều quá cao ngay từ đầu, nên bắt đầu bằng một liều trung bình sau đó tăng dần tới liều điều trị và không nên dừng thuốc đột ngột (gây nhược cơ nặng hơn).

Nhược cơ do… thuốc 

Thuốc làm giảm tổng hợp dẫn truyền thần kinh gây nhược cơ.

Thuốc gây tê

Tác dụng phụ gây nhược cơ của thuốc hoàn toàn liên quan đến tác dụng chính là ức chế dẫn truyền cảm giác đau từ cơ do ngăn cản được xung nhận cảm đau truyền về não bộ. Nhưng sự ức chế này không chọn lọc mà thuốc ức chế luôn cả xung động thần kinh duy trì trương lực cơ đi từ não bộ ra ngoại biên. Cơ không có xung động thần kinh thì sẽ bị yếu và nhược. Người bệnh sẽ rất mệt mỏi và cảm thấy đuối sức. Tùy vào bộ phận được sử dụng thuốc là bộ phận nào mà triệu chứng xuất hiện ở chỗ đó.

Nếu dùng thuốc gây tê cho bệnh nhân nhược cơ thì tình trạng nhược cơ ngày càng nặng. Do vậy, để phòng ngừa biến cố này chúng ta cần phải hạn chế dùng thuốc gây tê ở những bệnh nhân bị yếu cơ.

Thuốc trung hòa axit

Trong các thuốc trị bệnh dạ dày tá tràng có một thuốc ảnh hưởng tới bệnh nhược cơ là thuốc trung hoà axit loại có chứa magiê như maalox, mylanta, yumangel.

Magiê có thể gây chứng nhược cơ vì nó là thuốc gây rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ khi dùng liều quá cao.

Thuốc chống loạn nhịp tim

Các thuốc như quinidine, lidocaine, procainamide là những thuốc có nguồn gốc khác nhau có chung một tác dụng là chống rối loạn nhịp tim và gây ra nhược cơ. Ở đây, tác dụng không mong muốn lại liên quan đến cơ chế điều trị.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
6.380.000
Mua

Cơ chế điều trị của các thuốc này là ức chế sự hoạt động của bơm kali. Khi thuốc đi vào trong máu, các bơm kali của tế bào làm nhiệm vụ phát nhịp cơ tim bị ức chế. Do đó chúng trở nên tăng phân cực màng dẫn đến giảm tính phát nhịp tự động. Hiệu quả cuối cùng được tạo ra là làm giảm rối loạn nhịp tim.

Song khi dùng thuốc liều cao hoặc kéo dài thì ngoài tác dụng vào tế bào phát nhịp của cơ tim, thuốc còn tác động lên các bơm kali ở màng tế bào cơ, làm rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ. Khi bị thuốc tác động, xung động thần kinh duy trì trương lực không thể tới được cơ và người bệnh sẽ nhược cơ nặng thêm. Còn với những người có tiền sử nhược cơ đã điều trị thì nó sẽ gây nhược cơ tái phát.

 Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là thuốc duy nhất có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Song một số thuốc kháng sinh có tác dụng phụ trên hệ thống thần kinh cơ gây nhược cơ, yếu cơ, đặc biệt là cơ hô hấp như aminoglycosid, quinolon, telithromycin, azithromycin, erythromycin, clindamycin, ampicillin, imipenem, vancomycin, metronidazole…

Cơ chế gây tác dụng phụ này là do các kháng sinh trên làm rối loạn quá trình dẫn truyền thần kinh cơ, nhất là kháng sinh thuộc dòng aminoglycosid. Người ta thấy một kết quả là dùng kháng sinh này liều càng cao, các chất trung gian dẫn truyền thần kinh (acetylcholin) càng bị giảm. Thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh làm xung động không được truyền đạt hoàn hảo. Hiện tượng này làm cho xung động thần kinh kích thích duy trì trương lực cơ không tới được các thớ cơ gây yếu cơ.

Vì vậy, hãy thận trọng những thuốc kháng sinh này với những người có hiện tượng yếu cơ, những người sau mổ có tiền sử nhược cơ, người quá yếu vì nếu không có thể người bệnh sẽ bị suy hô hấp. Ngoài ra cũng cần chú ý, nên dùng đơn trị liệu, ngắn ngày và dùng đường truyền dạng pha để thuốc nhanh thải ra ngoài.

Thuốc hạ huyết áp

Thuốc hạ huyết áp chỉ tác động lên hệ máu và tim mạch với hiệu quả cuối cùng là giảm thể tích nước trong máu, giảm sự co thắt mạch hay là giảm nhịp tim. Những tác động này cuối cùng sẽ gây hạ huyết áp. Nhưng một số thuốc hạ huyết áp ngoài những tác dụng chính ở trên còn gây ra tác dụng không mong muốn là gây nhược cơ như thuốc chẹn beta, chẹn canxi. Các thuốc cần chú ý là propranolol, oxprenolol, timolol và practolol.

Cơ chế gây nhược cơ của những thuốc này được cho là làm rối loạn quá trình phóng các chất trung gian dẫn truyền thần kinh và làm trơ hoá các thụ cảm thể ở màng sau synap. Hậu quả là xung động thần kinh không được truyền tới cơ vì không có đủ các chất trung gian cần thiết. Cơ yếu, thường bị ở cơ chân, cơ tay, cơ thân mình. Người sử dụng thường cảm thấy mệt mỏi, càng về chiều càng mệt, đặc biệt ở những người đã từng bị nhược cơ.

Nguồn Suckhoedoisong.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
6.380.000
Mua
DMCA.com Protection Status