fbpx
Viện điện tử

Những vấn đề cơ bản của bệnh loãng xương

ĐTĐ –  Loãng xương đang tác động vào 1/3 nữ giới và 1/5 nam giới trên 50 tuổi. Đây là một trong những căn bệnh phát triển nhanh nhất trên thế giới, chỉ đứng sau các bệnh về tim mạch.
 

Loãng xương là gì ?

Loãng xương là một rối loạn bất thương của xương xảy ra ở bất kỳ xương nào, là yếu tố nguy cơ hàng đầu  gây ra gãy xương.

Xương bình thường được cấu tạo bằng protein collagen và calcium. Loãng xương là do tiêu hủy cả calci và protein của xương, kết quả là tạo ra xương có chất lượng kém hay giảm độ đậm đặc của xương. Xương bị loãng có thể bị gãy dù chỉ một chấn thương nhỏ mà trong trường hợp bình thường lại không bị. Gãy xương có thể xảy ra khi ngã, hoặc té cao.

Những vấn đề cơ bản của bệnh loãng xương
Cấu trúc xương ở người bình thường và người bị chứng loãng xương (Ảnh: Soylabs)

Xương sống, xương chậu, xương đùi, xương cổ tay là những vùng thường bị gãy khi té ngã. Mặt khác, gãy xương cũng có thể xảy ra ở những xương khác như xương sườn.

Triệu chứng của loãng xương là gì ?

Loãng xương tiến triển chậm chạp hàng chục năm. Một số trường hợp loãng xương gây ra gãy xương có thể được phát hiện trong những năm năm sau đó. Trước khi bị gãy xương, nhiều bệnh nhân không biết mình bị loãng xương, chỉ khi gãy xương mới phát hiện ra, lúc này thì đã quá muộn màng. Khi đó họ có những triệu chứng liên quan đến xương bị gãy.

Gãy xương sống là nguyên nhân gây đau cột sống theo rể thần kinh, lan từ hông lưng ra hai bên. Ở người lớn tuổi, gãy xương sống có thể tái phát, là nguyên nhân gây đau lưng mãn tính, xảy ra ở những chỗ cong của cột sống. Người càng nhẹ cân càng ít bị đau lưng. Bất cứ động tác cúi người nào cũng đều có thể gây ra đau lưng.

Gãy xương có thể xảy ra trong suốt quá trình hoạt động bình thường gọi là gãy xương do stress. Chẳng hạn, một số bệnh nhân bị loãng xương tiến triển thành stress gãy xương, xảy ra ngay cả lúc người bệnh đi bộ, hay đang bước xuống cầu thang. Họ thường bị gãy xương chân. Gãy xương đùi thường do té ngã, hay trong sinh hoạt bình thường. Gãy xương đùi rất khó chữa do xương bị loãng, kể cả phẫu thuật cũng khó giải quyết được.

Hậu quả của chứng loãng xương là gì?

Xương bị loãng khi bị gãy sẽ gây đau đớn, làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm khả năng lao động và tàn tật. Trên 30% bệnh nhân bị nứt xương chậu phải có y tá chăm sóc lâu dài tại nhà.

Những bệnh nhân lớn tuổi hơn sau khi bi gãy xương đùi, có thể sẽ do nằm lâu bị viêm phổi và những cục máu đông ở tĩnh mạch chi dưới có thể đi lên phổi (sự thuyên tắc phổi) buộc bệnh nhân phải được chăm sóc tại giường cẩn thận một thời gian dài.

Khoảng 20% phụ nữ bị gãy xương cổ xương đùi sẽ tử vong trong năm kế tiếp do những hậu quả gián tiếp của gãy xương. Thêm vào đó, nếu một người đã bị gãy cột sống một lần do loãng xương thì người đó sẽ có nguy cơ gãy xương tương tự rất cao trong những năm tiếp theo. 

Vì sao loãng xương lại là một vấn đề sức khỏe quan trọng ?

Loãng xương là vấn đề rất quan trọng vì ảnh hưởng không những đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng về mặt kinh tế xã hội.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Tỷ lệ loãng xương ở người lớn tuổi rất cao, chiếm 4% dân số. Số người loãng xương, gãy xương tăng theo hàm số mũ. Tổn thương bệnh tật và những chi phí kinh tế sẽ khổng lồ.

Những yếu tố nào quyết định sự vững chắc của xương ?

Mật độ chất xương là lượng chất xương có trong cấu trúc xương. Mật độ càng cao xương càng vững chắc. Mật độ chất xương ban đầu sẽ được quyết định bởi các yếu tố gen, các yếu tố gen này có thể bị thay đổi bởi môi trường và thuốc men.

 Ví dụ nam có mật độ chất xương cao hơn nữ, những người dân da đen có mật độ chất xương cao hơn người  da trắng hoặc người Châu Á.

Bình thường, chất xương được tích tụ khi còn nhỏ và đạt ngưỡng cao nhất ở khoảng 25 tuổi. Mật độ chất xương sau đó sẽ duy trì ổn định trong khoảng 10 năm. Sau tuổi 35, cả nam lẫn nữ sẽ mất 0.3- 0.5% mật độ chất xương/năm như một phần của quá trình lão hóa bình thường.

Estrogen là quan trọng trong việc duy trì mật độ chất xương ở phụ nữ. Khi mức estrogen bài tiết hạ thấp sau mãn kinh, mất chất xương sẽ tăng lên. Trong suốt 5 đến 10 năm đầu tiên sau mãn kinh, người phụ nữ có thể mất từ 2- 4% mật độ chất xương/ năm! Kết quả là sau thời gian đó họ sẽ bị mất 25-30% mật độ xương. Sự gia tăng mất chất xương sau mãn kinh là nguyên nhân chính gây loãng xương ở nữ giới. 

Những yếu tố nguy cơ của chứng loãng xương?

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị loãng xương là:

Phái nữ, chủng tộc da trắng hoặc Châu Á, cơ thể nhỏ bé, gầy ốm, tiền sử gia đình bị chứng loãng xương ( Có mẹ bị loãng xương chậu sẽ tăng gấp đôi nguy cơ loãng xương chậu).

Hút thuốc, nghiện rượu và coffee, ít tập thể dục, chế độ ăn thiếu Calcium.

Dinh dưỡng thấp và sức khỏe kém.

Bị rối loạn tiêu hóa (Chất dinh dưỡng không được hấp thu hoàn toàn ở hệ tiêu hóa) trong những trường hợp như  bệnh Celiac Sprue.

Mức estrogen thấp như sau mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt sớm 2 buồng trứng. Nguyên nhân khác của mức estrogen thấp là do hóa trị ví dụ trong điều trị ung thư vú. Hóa trị có thể gây mãn kinh sớm bởi những tác dụng độc của nó trên buồng trứng.

Sự mất kinh ở phụ nữ trẻ cũng có thể làm hạ thấp mức estrogen và gây loãng xương. Sự mất kinh có thể xảy ra ở những phụ nữ phải tập luyện cực kỳ nặng và những phụ nữ có mức mỡ cơ thể thấp (VD: chứng biếng ăn nguyên nhân thần kinh).

Bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm gan C, nhiễm trùng gan.

Nằm lâu sau tai biến mạch máu não, hay bất kỳ yếu tố nào làm người bệnh kém vận động.

Cường giáp là tuyến giáp sản xuất ra nhiều hormon ( như bệnh Grave ).

Cường tuyến phó giáp, là tuyến này sản xuất ra quá nhiều hormon ( tuyến phó giáp là tuyến nhỏ nằm cạnh tuyến giáp).

Bình thường, tuyến phó giáp duy trì lượng canxi trong máu bằng cách lấy canxi từ xương ra. Nếu cường tuyến phó giáp không được điều trị, tuyến phó giáp sẽ tiết ra nhiều hormon, là nguyên nhân làm mất chất canxi xương, gây loãng xương.

Do thiếu vitaminD. Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi. Khi lượng vitamin D bị giảm, cơ thể không thể hấp thu đủ lượng canxi để phòng loãng xương. Giảm vitamin D có thể do giảm hấp thu vitamin từ ruột, gặp trong bệnh cedilac sprue và xơ gan tắc mật nguyên phát.

Một số thuốc có tể gây loãng xương như: heparin ( thuốc làm loãng máu ), thuốc chống động kinh phenytoin ( Dilantin), phenobarbital và sử dụng corticoid kéo dài ( như prednisone).

Bệnh loãng xương được chuẩn đoán bằng cách nào?

X-quang thường qui có thể cho thấy những chỗ loãng xương với đặc điểm mỏng và sáng hơn so với xương bình thường. Tuy vậy, thật không may là khi phát hiện được đặc điểm này trên phim X-quang thì xương đã bị mất đi ít nhất 30%. Thêm vào đó X-quang không nói lên chính xác đậm độ xương. Hình ảnh xương trên X-quang thường bị ảnh hưởng bởi cường độ tia X.

Các tố chức y khoa lớn trên thế giới đang đề nghị dùng phương pháp đo đậm độ xương kép gọi là DEXA (dual energy x-ray absorptometry) trong chẩn đoán loãng xương. DEXA đo đậm độ của xương chậu và cột sống. Xét nghiệm chỉ tiến hành trong khoảng 5 đến 15 phút, ăn tia ít (nhỏ hơn từ 1/10 đến 1/100 lượng tia thường sử dụng trong chụp X-quang lồng ngực tiêu chuẩn) và khá chính xác.

Đậm độ xương của bệnh nhân sau đó được so sánh với đậm độ chuẩn lấy từ những  người trẻ tuổi cùng giới tính và chủng tộc. Loãng xương được chẩn đoán khi kết quả này thấp hơn 25% so với đậm độ chuẩn. Giảm đậm độ xương (một thể nhẹ hơn loãng xương) được chẩn đoán khi kết quả thấp hơn từ 10% đến 25%

Những ai nên đo đậm độ xương?

Theo khuyến cáo thì một số nhóm người sau nên làm DEXA:

Tất cả phụ nữ mãn kinh dưới 65 tuổi có nguy cơ loãng xương cao.

Tất cả phụ nữ trên 65 tuổi.

Phụ nữ mãn kinh bị gãy xương cho dù không phải là chỉ định bắt buộc vì có thể bắt đầu điều trị mà không cần đến kết quả đo đậm độ xương.

Phụ nữ có quyết định dùng thuốc dưới sự hỗ trợ của xét nghiệm đo đậm độ xương.

Khuyến cáo cũng nói rằng không cần làm DEXA đối với các trường hợp mà nguyên nhân gãy xương sống có thể điều trị bất kể kết quả đo đậm xương. Thêm vào đó khi bệnh nhân không muốn điều trị thì cũng không cần thiết phải làm xét nghiệm. Do đó chỉ nên làm DEXA nếu người bệnh sẵn lòng điều trị khi có kết quả khẳng định.

Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương?

Mục tiêu chủ yếu của điều trị chứng loãng xương là phòng ngùa gãy xương bằng cách chấm dứt tình trạng xương bị mất dần đi đồng thời nâng cao mật độ xương cũng như độ vững chắc của xương.  

Mặc dù sự phát hiện sớm và điều trị kịp thời chứng loãng xương về mặt cơ bản có thể làm giảm đi nguy cơ bị gãy xương trong tương lai, nhưng không có một phương pháp điều trị nào là hoàn hảo cả.

Nói một cách khác, việc tái tạo hoàn toàn phần xương bị mất dần đi bởi chứng loãng xương là một điều khó khăn. Vì vậy, phòng ngừa loãng xương cũng quan trọng như điều trị. Những phương pháp để phòng ngừa và điều trị loãng xương:

Thay đổi thói quen thường ngày bao gồm: bỏ hút thuốc lá, cai rượu, tập thể dục thường xuyên, điều chỉnh cân đối khẩu phần ăn với đầy đủ canxi và vitamin D.

Liệu pháp bồi hoàn estrogen đối với phụ nữ sau mãn kinh và phụ nữ có bệnh lý thiếu hụt estrogen.

Các loại dược phẩm có tác dụng chấm dứt tình trạng mất xương và tăng sự vững chắc của xương như là alendronate (Fosamax), risedronate (Actonel), raloxifene (evista) và calcitonin (Calcimar).

Theo Bacsigiadinh.vn

 

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status