fbpx
Viện điện tử

Hội chứng Guillain – barré: Nguy hiểm cho cơ quan thần kinh

(ĐTĐ) – Hội chứng Guillain – barré (viêm đa rễ và dây thần kinh cấp tính hay viêm đa rễ và dây thần kinh sau nhiễm khuẩn) là một bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên cấp tính (rễ và dây thần kinh ở tủy sống và dây thần kinh sọ não).

 

Tác nhân gây bệnh và biểu hiện lâm sàng

Nguyên nhân của hội chứng Guillain – barré chưa rõ nhưng bệnh thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn vài ngày hoặc vài tuần (tác nhân thường là vi khuẩn đường ruột gây viêm dạ dày – ruột hoặc virut) hay sau dùng một số loại thuốc (thuốc làm tiêu sợi huyết: Streptokinase…), một số trường hợp bệnh xuất hiện sau can thiệp ngoại khoa. Thông thường sau khi bị vi khuẩn hoặc virut tấn công, cơ thể sinh ra kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh, nhưng trong trường hợp này kháng thể lại chống lại bao myelin quanh dây thần kinh (gây tiêu hủy myelin từng đoạn) dẫn đến giảm tốc độ dẫn truyền các xung động thần kinh. Do đó bệnh được coi là một bệnh tự miễn, không có tính chất gia đình và cũng không lây truyền.

Hội chứng Guillain – barré: Nguy hiểm cho cơ quan thần kinh

Dây thần kinh bình thường và dây thần kinh tổn thương

Thông thường, bệnh biểu hiện bởi cảm giác tê bì, kiến bò ở ngọn chi, lúc đầu ở chi dưới sau lan lên chi trên, đôi lúc có thể tê ở mặt, triệu chứng thường xuất hiện ở cả hai bên (có tính chất đối xứng). Kèm theo bệnh nhân thấy yếu hoặc liệt tăng dần hai chân hoặc tứ chi, đi lại khó khăn, nhưng không rối loạn đại, tiểu tiện. Đồng thời bệnh nhân thấy đau mình mẩy hoặc đau các bắp cơ, liệt dây VII ngoại biên (liệt mặt ngoại biên) hai bên (hai mắt nhắm không kín, không thổi lửa được, ăn uống hay bị vãi), trường hợp nặng bệnh nhân thấy khó nuốt, uống nước sặc, kèm theo không ho khạc được, khó thở, rối loạn nhịp tim.

Những xét nghịêm cần thiết

Tại bệnh viện, bệnh nhân được khám xét tỉ mỉ và làm một số xét nghiệm chuyên khoa như chọc dò tủy sống, ghi điện cơ đồ. Đây là hai xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán xác định hội chứng Guillain – barré. Trong trường hợp điển hình, xét nghiệm dịch não tủy thấy tăng protein còn tế bào bình thường, tuy nhiên nếu protein bình thường ở giai đoạn đầu của bệnh cũng không loại trừ hội chứng Guillain – barré (cần làm lại lần hai); Kết quả ghi điện cơ thấy hình ảnh giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh (chứng tỏ có tổn thương mất myelin). Ngoài ra, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm khác như công thức máu; sinh hóa máu; chụp phổi; siêu âm ổ bụng; xét nghiệm nước tiểu…

Bệnh nhân cần được theo dõi tiến triển của liệt vận động, đề phòng và phát hiện sớm liệt cơ hầu họng và cơ hô hấp; theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, lượng nước tiểu 24 giờ; Chuyển ngay bệnh nhân sang phòng cấp cứu thần kinh hoặc Khoa Hồi sức cấp cứu nếu thấy các dấu hiệu sau: khó nuốt hay nghẹn, sặc; Không ho, không khạc được, kèm khó thở; Biến loạn huyết áp và rối loạn nhịp tim.

Phương pháp điều trị

Bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt (2 tuần đầu) giúp cho hồi phục nhanh, nhất là trong những trường hợp nặng. Trong đó: Thay huyết tương : 4 – 6 đợt, mục đích làm giảm tự kháng thể (kháng thể do chính bản thân người bệnh sinh ra nhưng lại gây hủy myelin); Tiêm globulin miễn dịch (gamma globulin): gamma -globulin bao gồm các kháng thể lấy từ những người cho máu, có tác dụng chống lại tự kháng thể gây hủy myelin, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch; Hút đờm rãi, thở ôxy (đặt nội khí quản, thở máy nếu bệnh nhân có suy hô hấp); Nếu có liệt dây VII ngoại biên: cần che mắt bằng băng gạc vô khuẩn, nhỏ mắt bằng dung dịch nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để chống khô giác mạc gây loét giác mạc; Ngừng cho ăn bằng miệng, đặt ống thông dạ dày nếu có rối loạn nuốt; Điều trị dự phòng loét dạ dày tá tràng do cơ chế stress.

Đồng thời phải đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng, dễ tiêu; Bù nước điện giải. Bên cạnh đó cần phải bổ sung vitamin nhóm B và thuốc giúp hồi phục bao myelin quanh dây thần kinh. Với những trường hợp bệnh nhân bị viêm phổi do hít vào hoặc dự phòng viêm phổi do nằm lâu cần điều trị bằng kháng sinh. Dùng thuốc giảm đau trong trường hợp bệnh nhân có đau cơ. Ngoài ra, phải dùng các thuốc có tác dụng chống ứ trệ, viêm tắc tĩnh mạch nếu nằm lâu. Cần theo dõi sát số lượng tiểu cầu và đông máu cơ bản đề phòng nguy cơ chảy máu.

Cuối cùng, bệnh nhân cần được tập phục hồi chức năng vận động tránh teo cơ cứng khớp, massage mặt (nếu có liệt mặt), thay đổi tư thế chống loét, vỗ rung phổi, tập thở…

Hội chứng Guillain – barré là một cấp cứu thần kinh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong do suy hô hấp hoặc sặc phổi do rối loạn chức năng nuốt hoặc thậm chí có thể bị ngừng tim do tổn thương dây thần kinh chi phối tim. Mặc dù vậy, khi qua được giai đoạn nguy hiểm, đại đa số các trường hợp đều hồi phục hoàn toàn sau 6 tháng – 1 năm, tuy nhiên khoảng 10% các trường hợp để lại di chứng về vận động hoặc cảm giác.

BS. Khúc Thị Nhẹn – Khoa Thần kinh, BV E – Hà Nội
Nguồn Suckhoedoisong.vn

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status