fbpx
Viện điện tử

Nhức muốn điên vì chân không yên

(ĐTĐ) – Hội chứng chân không yên là bệnh tuy không chết người, nhưng ảnh hưởng tới chất lượng sống của bệnh nhân, gây phiền toái và đôi khi nguy hại sức khoẻ, do không thể nghỉ ngơi và ngủ được. Nhiều người, nhất là các cụ già, thường đau nhức chân tay về đêm hoặc bất cứ khi nào nằm nghỉ. Có cụ thường xuyên kêu la nhức mỏi muốn phát điên, con cháu phải đấm bóp liên tục.

 

Người trẻ cũng có thể là nạn nhân

Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome, còn gọi hội chứng Wittmaack-Ekbom), là tình trạng bệnh nhân có nhu cầu cử động một phần cơ thể. Nhu cầu này không thể cưỡng lại, nếu để yên sẽ có cảm giác rất khó chịu ở chân, tay và được mô tả bằng nhức mỏi, buồn bực, kiến bò, giun bò, châm chích… trong cơ bắp. Bệnh thường biểu hiện ở chân nhưng cũng có thể ở tay hoặc thân mình. Việc cử động hay gồng cứng chân tay hoặc đấm bóp chỉ làm cảm giác nhức mỏi dịu đi đôi chút, nhưng ngay khi ngừng sẽ thấy khó chịu trở lại.

Nhức muốn điên vì chân không yên

Hội chứng chân không yên có thể nguyên phát (không có nguyên nhân rõ rệt, thường khởi đầu trước tuổi 40 – 45 và có thể rất sớm, thậm chí lúc mới một tuổi. Bệnh nặng lên khi nhiều tuổi. Ở trẻ em thường bị chẩn đoán nhầm đau nhức chân do đang lớn) hoặc thứ phát (khởi đầu tương đối đột ngột; có thể bị hàng ngày ngay khi mới bệnh. Có khi trên 40 tuổi, rất hay liên quan đến một bệnh nội khoa nào đó hoặc do dùng một thứ thuốc).

Dễ nhầm với đau khớp, ung thư

Mặc dù ít được nói đến nhưng trong thực hành y khoa hàng ngày, hội chứng chân không yên không phải hiếm gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và càng lớn tuổi càng dễ mắc. Những người bị bệnh tiểu đường, suy thận… có nguy cơ cao hơn.

Khi nhận diện các biểu hiện đặc trưng của bệnh, nên nhớ cảm giác nhức mỏi xuất hiện ở bắp thịt, không phải ở khớp và xuất hiện ngay khi bắt đầu nằm nghỉ. Vì vậy, cần phân biệt với đau nhức khớp thực sự (người bệnh sẽ bị đau nhiều về đêm khuya và sáng sớm ngủ dậy). Bệnh cũng rất dễ nhầm với chứng đau nhức do ung thư (bị suốt ngày nhưng cũng nặng hơn về đêm). Tốt hơn hết, cần đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh để chẩn đoán khi có nghi ngờ mắc hội chứng chân không yên. Thực tế thăm khám đã ghi nhận nhiều trường hợp nghe bệnh nhân khai bị đau nhức, nhức mỏi… các bác sĩ liền cho uống thuốc kháng viêm. Cũng có một số người được cho dùng thuốc hướng thần. Kết quả đều không hết bệnh.

Điều trị phải tuỳ theo mức độ bệnh

Bạn có bị chứng chân không yên?

Khi gặp những người bị nhức mỏi, hay bồn chồn, có cảm giác lạ ở chân tay khi ngồi nghỉ hoặc khi nằm nghỉ, hãy đặt những câu hỏi sau với họ:

1. Cảm giác đau nhức hay cảm giác bất thường đó có làm cho họ có nhu cầu phải cử động chân tay không?
2. Cảm giác đó có nặng lên khi họ nằm nghỉ hay ngồi nghỉ không?
3. Cảm giác đó có giảm đi khi họ cử động không?
4. Cảm giác đó nặng lên về chiều tối hoặc đêm phải không?

Nếu các câu trả lời là “có”, thì họ đã bị chứng chân không yên.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Mayo Clinic và uỷ ban Tư vấn y khoa thuộc quỹ Hội chứng chân không yên (Medical Advisory Board of the Restless Legs Syndrome Foundation), có thể chia hội chứng này thành ba mức độ, với hướng xử trí như sau:

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Chân không yên không liên tục: là tình trạng gây phiền toái đủ để phải điều trị nhưng cũng chưa thường xuyên đến mức điều trị hàng ngày. Khởi đầu, nên dùng các biện pháp không dùng thuốc: cho thêm sắt bổ sung nếu nồng độ ferritin huyết thanh thấp, bỏ càphê, thuốc lá và rượu; ngừng dùng những thuốc có thể gây chứng chân không yên như thuốc chống trầm cảm, an thần kinh, chống nôn kiểu primperan hoặc thuốc kháng histamine. Nếu tình trạng không cải thiện, mới dùng thuốc. Các thuốc điều trị gồm levodopa, chủ vận dopamine (như pramipexole hoặc ropinirole), thuốc phiện dược lực thấp (kiểu như propoxyphene hay codeine) hay thuốc chủ vận thuốc phiện (như tramadol) và các benzodiazepine.

Chân không yên hàng ngày: tình trạng gây khó chịu thường xuyên, làm bệnh nhân phải dùng thuốc hàng ngày. Các biện pháp không dùng thuốc cũng giống mức độ chân không yên không liên tục. Về dùng thuốc, thuốc được lựa chọn hàng đầu là thuốc chủ vận dopamine, trong đó ưa dùng các thuốc không phải dẫn xuất của nấm cựa gà như pramipexile và ronipirole, hơn là thuốc dẫn xuất từ nấm cựa gà như pergolide. Tiếp sau là gabapentine và cuối cùng là nhóm thuốc phiện dược lực thấp và chủ vận thuốc phiện.

Chân không yên kháng trị: là tình trạng hội chứng chân không yên hàng ngày, đang dùng một thuốc chủ vận dopamine và có một trong những kết quả: đáp ứng không đủ dù đã cho đủ liều; đáp ứng kém dần theo thời gian dù đã tăng dần liều; có các tác dụng phụ không thể dung nạp; có hiện tượng tăng bệnh ở mức không kiểm soát được khi mới cho thêm thuốc ở giai đoạn đầu. Trường hợp này, lựa chọn hoặc là gabapentine hoặc đổi sang chủ vận dopamine khác, hoặc thêm một thuốc thứ hai. Cuối cùng là cho dẫn xuất thuốc phiện dược lực thấp hoặc tramadol.

Nguồn Sgtt.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status