fbpx
Viện điện tử

Trẻ đau bụng – Coi chừng viêm ruột hoại tử

(ĐTĐ) – Bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Clostridium Welchi gây ra, thường xảy ra vào mùa hè, trẻ em mắc bệnh nhiều hơn người lớn. Bệnh gây tổn thương chủ yếu là hoại tử ruột và nhiễm độc nặng. Những trẻ ăn uống thiếu chất đạm, hoặc thức ăn không đảm bảo vệ sinh rất dễ mắc bệnh.
 

Ruột bị hoại tử do độc tố của vi khuẩn

Vi khuẩn Clostridium Welchi type C (CWC) gây ra bệnh viêm ruột hoại tử chủ yếu do tiết ra độc tố toxin. Loại độc tố này rất dễ bị hủy diệt bởi men trypsin có trong ruột người bình thường, nhờ đó chúng ta không bị bệnh. Nếu chế độ ăn thiếu chất protein, ăn các thức ăn có nhiều chất chống men trypsin hoặc mắc bệnh giun đũa thì độc tố toxin của vi khuẩn tiết ra không bị hủy bởi men trypsin của ruột, khi đó độc tố sẽ gây hoại tử ruột. Vi khuẩn CWC có ở phân của bò, lợn và cả phân của người lành. Nếu vệ sinh kém, vi khuẩn có thể nhiễm vào thực phẩm, người ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn chưa nấu chín kỹ sẽ bị nhiễm bệnh.

Trẻ đau bụng – Coi chừng viêm ruột hoại tử

Trẻ bị nghi viêm ruột hoại tử phải được theo dõi và điều trị tại bệnh viện (Ảnh minh họa).

Các dấu hiệu nhận biết sớm

Viêm ruột hoại tử là bệnh nặng, diễn biến nhanh, do đó cần phát hiện sớm trẻ bị bệnh và chuyển ngay đến bệnh viện để kịp thời điều trị. Muốn phát hiện bệnh sớm, cần nắm vững các triệu chứng sau đây. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn, sau thời gian ủ bệnh chỉ từ vài giờ  đến vài ngày, sẽ xuất hiện các triệu chứng: đau bụng, đây là triệu chứng sớm nhất. Ban đầu trẻ đau từng cơn, sau đó đau âm ỉ, đau tăng khi ăn uống. Vị trí đau ở  vùng thượng vị hoặc quanh rốn, nhưng có khi không xác định được vị trí đau. Trường hợp viêm ruột hoại tử có choáng, cơn đau sẽ dữ dội hơn và kéo dài. Sau đau là sốt, mọi bệnh nhi bị bệnh đều có sốt. Nếu có choáng, sốt thường cao trên 38,5°C. Choáng là một dấu hiệu bệnh nặng và thường xảy ra trong 1 – 2 ngày đầu phát bệnh. Đi đôi với tình trạng choáng, trẻ thường có nổi vân tím.

Khi có vân tím xuất hiện thì nguy cơ tử vong rất cao. Hầu hết bệnh nhi bị viêm ruột hoại tử đều có triệu chứng đi ngoài ra máu ngay từ ngày thứ nhất đến thứ 2 của bệnh. Đây là  triệu chứng quan trọng nhất để chẩn đoán trẻ bị viêm ruột hoại tử. Phân có màu đen nâu, lỏng, mùi thối khắm. Số lượng phân mỗi lần đi khoảng 50 – 200ml, bệnh nhi đi ngoài dễ dàng, không mót rặn. Nhưng cũng có trường hợp trẻ không tự đi ngoài được, phải ấn mạnh vào bụng hay thăm trực tràng, hoặc đặt ống xông trực tràng phân mới chảy ra. Một số ít trường hợp có táo bón sau một vài ngày đi tiêu ra máu. Khi táo bón xuất hiện mà các triệu chứng khác được cải thiện như hết sốt hoặc giảm sốt, bụng bớt trướng thì đó là diễn tiến tốt của bệnh.

Ngược  lại nếu bị táo bón mà sốt gia tăng, đau bụng tăng hay bụng trướng hoặc nôn xuất hiện thì có thể là biến chứng tắc ruột, thủng ruột hay viêm phúc mạc. Nôn xảy ra trong 1 – 2 ngày đầu của bệnh. Chất nôn là dịch dạ dày, nếu bệnh nặng, chất nôn có thể có máu đen nâu hoặc có máu bầm lợn cợn. Trong vòng 2 ngày đầu của bệnh thấy bụng trướng là dấu hiệu của bệnh nặng (vì triệu chứng trướng bụng thường xảy ra từ ngày thứ 3). Trường hợp bệnh nhi sốt cao trên  39°C, triệu chứng nhiễm độc, nhiễm khuẩn nặng, nôn nhiều, bụng trướng sớm thì bệnh càng nặng.

Những chú ý trong điều trị và phòng bệnh

Mọi trường hợp nghi viêm ruột hoại tử phải được theo dõi và điều trị tại bệnh viện. Trường hợp bệnh nhi không có choáng, điều trị bằng bồi phụ nước và điện giải, làm cho bụng bớt trướng. Có thể cho trẻ uống dung dịch oresol hoặc bác sĩ truyền ringer lactate bồi phụ nước và điện giải là việc làm tối quan trọng để cứu sống trẻ. Việc cho trẻ ăn cần đảm bảo các yêu cầu: thức ăn lỏng, dễ tiêu như nước súp, sữa, hay bột lỏng ngay từ ngày đầu khởi bệnh nếu trẻ không nôn, bụng trướng nhẹ, lượng phân ít. Cách cho ăn: nên cho ăn ít một và chia làm nhiều bữa trong ngày. Nếu triệu chứng cải thiện nhiều, có thể cho trẻ ăn thức ăn đặc dần.

Đối với các ca bệnh nặng hoặc nôn nhiều, bụng trướng thì phải nhịn ăn, nhưng rất cần cho trẻ ăn sớm khi các triệu chứng đã cải thiện. Thuốc có thể dùng là: penicillin và gentamycine tiêm, hoặc uống cefotaxim phối hợp với metronidazole. Phẫu thuật để điều trị trong các trường hợp: bệnh lúc đầu nhẹ mà diễn biến ngày một nặng; sau 2 ngày điều trị mà dấu hiệu nhiễm độc gia tăng; bụng trướng và đau bụng tăng, hút dịch đen nâu ở dạ dày; nghi ngờ thủng ruột hay tắc ruột; bệnh nặng có choáng cần phẫu thuật để cắt bỏ đoạn ruột hoại tử; dẫn lưu ruột.

Bệnh viêm ruột hoại tử tuy rất nặng nhưng có thể phòng tránh được bằng các biện pháp đơn giản và hiệu quả sau đây: luôn luôn thực hiện tốt công tác vệ  sinh môi trường, nhất là vệ sinh phân, nước, rác, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện triệt để việc cho trẻ ăn chín uống sôi. Rửa tay trước khi ăn và sau khi trẻ tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng xung quanh.

Hằng ngày cần cho trẻ ăn uống đủ chất, nhất là phải ăn đầy đủ chất đạm. Thực phẩm giàu đạm là thịt, cá, trứng, sữa. Ở các vùng quê vào mùa thu hoạch khoai lang, cha mẹ cần khuyên trẻ không nên ăn khoai lang sống vì dễ mắc bệnh nguy hiểm. Cũng nên tránh cho trẻ ăn khoai lang kèm theo một bữa tiệc thịnh soạn. Việc tẩy giun đũa định kỳ rất cần cho trẻ để tránh bị viêm ruột hoại tử liên quan đến bệnh giun đũa.

Nguồn Suckhoedoisong.vn

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status