fbpx
Viện điện tử

Việc cần làm ngay khi bị rắn cắn

(ĐTĐ) – Hằng năm, cứ tới mùa hè, tại Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai, số lượng bệnh nhân tới khám và điều trị vì nguyên nhân rắn cắn ngày càng đông, có ngày tới hàng chục bệnh nhân.
 

Biểu hiện của rắn cắn rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy vậy, yếu tố quan trọng nhất là do rắn độc hay rắn thường (rắn lành – không độc), triệu chứng có thể nhẹ như sưng nề, ngứa chỗ bị cắn tới đau, buốt, sưng nề, hoại tử, nặng hơn có biểu hiện liệt cơ toàn thân, sốc nhiễm độc nhiễm khuẩn, thậm chí tử vong nếu không được chẩn đoán và xử trí đúng cách.

Vết răng cắn giúp phân biệt rắn thường và rắn độc

Có nhiều loài rắn độc, ước tính tại Việt Nam có khoảng 53 loài thuộc 2 họ chủ yếu là họ rắn hổ (có tên khoa học là Elapidae) và họ rắn lục (Viperidae). Họ rắn hổ thường gặp là cạp nia (khúc đen khúc trắng), cạp nong (khúc đen khúc vàng), cạp nong đầu vàng, hổ mang bành (còn gọi là hổ đất, hổ phì), hổ mang chúa… Họ rắn lục thường gặp là rắn lục tre, rắn lục xanh, rắn khô mộc, rắn chàm quạp… Tùy từng họ rắn mà dạng nọc độc có chứa các thành phần khác nhau, khi cắn cũng gây các triệu chứng khác nhau.

Việc cần làm ngay khi bị rắn cắn

Các thao tác băng bép cố định khi bị rắn độc cắn.

Hai đặc điểm dễ phân biệt nhất giữa rắn thường và rắn độc là răng rắn và đồng tử. Đồng tử rắn độc có hình elip, trong khi đó, đồng tử của rắn không độc thường có hình tròn. Rắn độc thường có 2 móc độc ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới còn các răng khác đều thoái hóa biến mất. Móc độc vốn là răng biệt hóa thành dụng cụ dẫn nọc độc từ tuyến nọc tới cơ thể nạn nhân khi rắn tấn công. Còn rắn lành có cả 2 hàm răng, đều nhau, không có móc độc.

Xử trí khi bị rắn cắn

Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn. Thực hiện các biện pháp an toàn phù hợp để tăng thải, đồng thời hạn chế hấp thu nọc độc như có thể chích, rạch, nặn máu (làm với nhóm rắn hổ), băng ép chi bị cắn, chú ý không chích rạch vết thương do nhóm rắn lục cắn, đồng thời liên hệ chuyển bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, hồi sức và dùng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu hoặc Trung tâm Chống độc để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Không nên mất nhiều thời gian và sức lực để tìm thầy lang thuốc lá vì sẽ làm chậm trễ quá trình đến bệnh viện và có thể làm mất đi cơ hội được cứu sống.

Dựa vào đặc điểm răng rắn có thể phân biệt được người bị rắn thường và rắn độc cắn căn cứ vào vết răng để lại trên cơ thể nạn nhân. Vết răng của rắn độc điển hình thường có dạng 2 vết kim châm cách nhau khoảng 0,4 – 0,6cm hoặc 2 vết xước da mảnh song hành. Vết răng của rắn lành có dạng hai hàm răng thành 2 hình vòng cung là nhiều vết răng đối xứng nhau. Vết răng của rắn không độc cắn thường thô hơn, to rõ hơn là vết móc độc do rắn hổ cắn.

Dấu hiệu nhận biết bị rắn độc cắn

Khi bị rắn cắn, tác động của nọc rắn gây nên 2 nhóm triệu chứng chính là nhóm triệu chứng tại chỗ và và nhóm triệu chứng toàn thân.

Tại chỗ cắn hay gặp nhất là sưng, nề và hoại tử, mức độ phát tác các triệu chứng phụ thuộc vào số lượng nọc. Nếu nọc nhiều, tốc độ sưng nề từ chi bị cắn lan xa nhanh chóng, gây đau buốt, thậm chí chèn ép vào mạch máu, thần kinh gây hội chứng chèn ép khoang, nếu không được điều trị kịp thời dẫn tới tình trạng sốc nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Rắn hổ mang bành và hổ mang chúa thường hay gây ra nhóm triệu chứng này nhất, tuy vậy, điểm khác nhau cơ bản là vết cắn do rắn hổ chúa không có biểu hiện hoại tử tổ chức.

Rắn lục cắn cũng gây sưng nề, nhưng ít khi hoại tử, mức độ đau thường không nhiều bằng nhóm rắn hổ mang cắn, tuy nhiên, thường gây chảy máu nhiều tại vết cắn, chảy máu thường không tự cầm, kèm theo có thể chảy máu tại các vị trí khác của cơ thể như: chảy máu dưới da, niêm mạc; tiểu ra máu; đi ngoài, nôn ra máu; thậm chí có thể xuất huyết não…

Điều cần lưu ý là có loài rắn cắn hầu như không có triệu chứng tại chỗ, nhưng triệu chứng toàn thân rất nặng nề, điển hình là nạn nhân rắn cạp nong, cạp nia cắn, tại vết cắn hay gặp nhất là 2 vết móc độc như vết kim châm, khó tìm, nếu không để ý có thể bỏ sót triệu chứng tại chỗ.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Triệu chứng toàn thân hay gặp là liệt cơ, mức độ liệt phụ thuộc vào loại rắn, số lượng nọc, điều kiện và khả năng phát tán nọc rắn. Gây ra triệu chứng liệt thường do rắn cạp nia, cạp nong, hổ chúa và hổ mang bành (loài Naja Kouthia) cắn; hổ mang chúa gây liệt rất nhanh nhưng hồi phục sớm sau một vài ngày; rắn cạp nia, cạp nong cắn gây ra liệt cơ toàn thân, ban đầu thường rõ nhất là liệt hầu họng, các cơ mắt biểu hiện bằng đau họng, khó nuốt, khó há miệng, sụp mi mắt, giãn đồng tử, nặng dần dẫn tới liệt chi, liệt cơ hô hấp khiến bệnh nhân không thở được, nếu không được cấp cứu, bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng vì suy hô hấp do liệt cơ.

Một số triệu chứng toàn thân khác do rắn độc cắn cũng hay gặp như rối loạn nhịp tim, rối loạn điện giải, xuất huyết… Điều cần lưu ý là khi bị rắn cắn, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng vì một số nguyên nhân như sốc phản vệ với nọc rắn, suy hô hấp cấp do liệt cơ, loạn nhịp tim.             

BS. Lê Quang Thuận Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai
Nguồn Suckhoedoisong.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status