fbpx
Viện điện tử

Điều trị đau trong bệnh ung thư

(ĐTĐ) – Giảm đau là một trong những vấn đề cần được chú trọng hàng đầu trong điều trị bệnh nhân ung thư. Đau đớn sẽ làm suy sụp người bệnh một cách toàn diện: chất lượng cuộc sống, thể lực, tinh thần, dinh dưỡng, các sinh hoạt bình thường và cả kết quả chữa bệnh. Hiểu biết toàn diện về đau trong ung thư có thể giúp các thầy thuốc có chiến lược điều trị hiệu quả hơn.

 

Hơn 70% bệnh nhân bị các bệnh ung thư có biểu hiện đau đớn, tỷ lệ này ở giai đoạn cuối là hơn 90% và trên thực tế, giảm và cắt cơn đau là mong muốn của bệnh nhân, thân nhân cũng như mục đích của các bác sĩ. Với các bệnh nhân ung thư, mức độ đau đớn cũng tỷ lệ thuận với tiên lượng của bệnh.

Hội chứng đau trong bệnh ung thư được phân ra ba loại: đau cơ thể (thực thể), đau các nội tạng (tạng phủ) và đau có nguồn gốc từ hệ thần kinh. Các phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh ung thư cũng có thể gây đau.

ĐAU CƠ THỂ (THỰC THỂ) TRONG BỆNH UNG THƯ

Điều trị đau trong bệnh ung thư
Một bệnh nhân ung thư đang được bác sĩ thăm khám trước khi uống liều điều trị phóng xạ giảm đau tại khoa y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai – Ảnh: N.Hà (//ungthu.net.vn)

Đây là các chứng đau do khối u xâm lấn, chèn ép vào xương, khớp, cơ hoặc các mô liên kết. Sự chèn ép này bản thân đã gây ra đau do kích thích các cảm thụ quan áp suất, nhưng tác hại hơn còn gây ra bế tắc về tuần hoàn và phản ứng viêm cùng với sự giải tỏa của các chất hóa học hướng viêm gây ra sự kích thích liên tục cho cảm thụ quan hóa học và làm cơn đau nặng hơn, đều đặn hơn.

Trong đau thực thể, đau ở xương là thường gặp nhất. Các cơn đau này có thể cấp tính, mãn tính hoặc xảy ra từng đợt. Thường bệnh nhân cảm thấy đau tức với cường độ khác nhau, các mô kề cận bị co cứng và đau thường tăng khi bị đè nén hoặc khi vận động. Nhưng, cũng có những trường hợp bệnh nhân không cảm thấy đau, hoặc mức độ đau không tương xứng với tổn thương thực tế ở xương.

ĐAU TẠNG PHỦ TRONG BỆNH UNG THƯ

Phổi, gan, nhu mô của thận không có cảm thụ đau, bởi vậy người bệnh không có biểu hiện đau mặc dù bị tổn thương nặng và rộng lớn do ung thư, trừ khi các khối u ảnh hưởng đến túi bọc hoặc các tổ chức lân cận của các cơ quan này. Các cơn đau từ phủ tạng thường lan tỏa và nhiều khi làm chúng ta không thể xác định nguồn gốc và vị trí của cơ quan bị bệnh. Về bệnh học, đau tạng phủ thường là sự tổng hợp của những nguyên nhân sau: bế tắc (căng và phù), thiếu oxy dẫn đến sự tăng nồng độ của acid cùng với phản ứng viêm do các tổn thương của ung thư gây ra. Các yếu tố này kích thích các cảm thụ quan ở vỏ bọc và các tổ chức lân cận dẫn đến đau. Một số cơ quan như đại tràng thường nhạy cảm với các căng cứng và viêm, dẫn đến đau, nhưng lại vô cảm, không báo đau khi bị bỏng hoặc rách.

Một điểm đặc biệt của đau tạng phủ trong bệnh ung thư là các biểu hiện đau có thể truyền tải đến các cơ quan thực thể ở xa như cổ (cơ bắp) và da.

ĐAU CÓ NGUỒN GỐC TỪ HỆ THẦN KINH

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Các khối u tại não có thể gây chèn ép và đau đớn từ hệ thần kinh trung ương. Đau ở thần kinh ngoại biên có thể gây ra do sự chèp ép và xâm nhập của các khối u, cũng như tác dụng độc hại của hóa và xạ trị liệu.

Các đặc điểm của đau thần kinh là: Các cơn đau đột ngột như bị đốt nóng, có thể cũng buốt như bị đâm. Hiện tượng đau ở thần kinh ngoại biên cũng có thể dẫn tới sự hình thành của các vùng nhạy cảm và duy trì hiệu ứng đau từ thần kinh trung ương.

NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

Các loại thuốc là phương tiện chính để điều trị đau trong bệnh ung thư. Mục đích sử dụng thuốc là làm giảm đau tối đa tần số và cường độ của các cơn đau với tác dụng phụ cũng như độc hại ở mức cho phép.

Với những cơn đau nhẹ, các bác sỹ thường dùng các thuốc chống viêm giảm đau dạng không steroid: acetaminophen, ibuprofen… Nếu các thuốc này không còn tác dụng, morphine hoặc các dẫn xuất sẽ được dùng phối hợp. Những thuốc bổ trợ như thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng (tricyclic antidepressants) cũng có thể giúp điều trị đau hiệu quả hơn.

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau rất thường gặp, do vậy bệnh nhân tốt nhất cần được theo dõi cẩn thận để có biện pháp khắc phục điều trị kịp thời.

Nhóm thuốc chống viêm dạng không steroid (ibuprofen, aspirin, naproxen, acetaminophen) có thể gây nôn mửa, tổn thương và chảy máu đường tiêu hóa, đặc biệt là ibuprofen, aspirin. Acetaminophen có thể làm hỏng gan, khả năng này là rất lớn khi bệnh nhân uống rượu hoặc bia. Nhóm thuốc kháng COX-2 được dùng để trị bệnh viêm khớp, nhưng chưa được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng trong điều trị đau ở bệnh nhân ung thư.

Các dẫn chất morphine được dùng rất nhiều trong điều trị đau do ung thư. Hiện nay, các chất này thường được kết hợp với acetaminophen (percocet) hoặc aspirin (perodan). Thuốc được đưa vào cơ thể ở dạng uống, thụt, đắp vào da, tiêm. Các tác dụng phụ của morphine rất đa dạng, nhưng điển hình nhất là những hội chứng như táo bón, nôn nao, ói mửa, mệt lừ đừ…

ĐAU VƯỢT CẢN (VƯỢT RÀO)

Nhiều bệnh nhân ung thư có những cơn đau đột biến mặc dù được dùng các thuốc chống đau liên tục. Những cơn đau này thường dữ dội và gọi là đau vượt cản. Những cơn đau này khác nhau về cường độ và thời gian cũng như nguyên căn ở từng bệnh nhân, chúng thường xuất hiện nhanh, bất ngờ và kéo dài từ vài phút đến vài giờ, trung bình khoảng 30 phút.

Thuốc hiệu nghiệm nhất cho các cơn đau này là morphine, dùng qua đường uống, tiêm thuốc, đặt dưới lưỡi, thụt hậu môn hoặc ngậm ở miệng mà không nuốt. Bệnh nhân có thể dùng liều thứ 2 nếu liều đầu tiên không mang lại kết quả mong muốn. Những biện pháp tâm lý và thư giãn, thôi miên, tưởng tượng và đánh lạc hướng cũng có thể giúp điều trị đau cho bệnh nhân ung thư kể cả các cơn đau vượt cản.

NHỮNG THUỐC HỔ TRỢ ĐIỀU TRỊ ĐAU CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

Thuốc chống trầm cảm: Thường tác dụng chậm, cần một thời gian từ một đến vài tuần. Các thuốc này còn giúp bệnh nhân ngủ, nên có thể dùng vào buổi tối. Các biệt dược thông dụng là: Elavil, pamelor, norpramin.

Thuốc chống động kinh (co giật): Có thể dùng trong những trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh. Thuốc chống kích động (excitability) cũng có thể làm giảm bớt những cơn đau buốt như kiểu dao đâm.

Corticosteroid: Nhóm thuốc này tác dụng phụ tạm thời và lâu dài nặng nề, nên chỉ được dùng khi thật cần thiết dưới dự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ.

Bisphosphonate: Cơ chế của nó là kìm hãm sự phá hủy của xương, có thể giúp điều trị đau xương cho bệnh nhân ung thư.

Calcitonin (sandostatin): Dùng trong đau do tắc ruột và những trường hợp bị tiêu chảy nặng.

Nhóm thuốc phóng xạ: Thường cần hơn 2 tuần để có thể có tác dụng và tác dụng kéo dài 3-6 tháng. Một điểm yếu của dạng thuốc này là nhiều bệnh nhân bị đau nặng hơn khi dùng thuốc, sau đó mới được giảm đau. Chất dùng phổ biến: Strontium – 89 (Mertastron).

Các nghiên cứu mới đây cho thấy một vài tia hy vọng có thể xuất phát từ việc nghiên cứu và ứng dụng các độc tố của cá nóc: Puffer fish (tetradotoxin), một số loài ốc sên hoặc sinh vật biển… Những hướng đi có sự khác biệt cơ bản như: cân bằng chuyển hóa, giảm axít hóa, giảm thiếu oxy và ứ đọng tuần hoàn cũng cần được khai thác để tìm ra những phương pháp hữu hiệu và an toàn hơn. Các phương thức y học cổ truyền dùng thuốc hoặc không dùng thuốc cũng nên được tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng để giúp điều trị đau cho bệnh nhân ung thư.

Theo ungthu.net.vn

 

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status