fbpx
Viện điện tử

Thay khớp háng: Suy nghĩ cả tuần

ĐTĐ –  Biến chứng xảy ra khi mổ thay khớp háng không phải là ít. Vì vậy trước khi quyết định thay khớp háng hay không, người bệnh hoặc thân nhân rất muốn nghe những lời tư vấn cặn kẽ của bác sĩ.

 

Phẫu thuật thay khớp háng đã phát triển từ rất lâu nhưng bắt đầu phát triển từ những thập niên 30 của thế kỷ trước với sự đóng góp đáng kể của Sir J. Charnley và R. Judet.

Thay khớp háng: Suy nghĩ cả tuần

Thay khớp háng hai bên do hoại tử chỏm xương đùi – Ảnh: Nam Anh

Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là phẫu thuật lấy bỏ đi phần chỏm xương đùi và thay bằng chỏm kim loại hay bằng sứ với một chuôi cắm vào trong lòng tủy xương đùi và có thể nạo bỏ phần ổ cối bị hư để đặt vào đấy một chén bằng kim loại bên trong có chứa polyethylene hay bằng sứ. Khớp háng nhân tạo toàn phần là loại khớp háng có cả phần chỏm và phần ổ cối.

Khớp háng nhân tạo bán phần là loại chỉ có chỏm kim loại bao gồm chỏm Moore là loại có chỏm gắn chặt với chuôi bằng kim loại và cắm vào trong lòng tủy xương đùi, loại này chỏm kim loại sẽ xoay và tiếp xúc trực tiếp với ổ cối khung chậu nên sẽ gây đau làm hạn chế cử động của bệnh nhân.

Loại khớp háng nhân tạo bán phần lưỡng cực là loại có chỏm bằng kim loại bên ngoài bao lấy một chỏm nhỏ bên trong, chỏm nhỏ này lại gắn với chuôi để cắm vào trong lòng tủy xương đùi và như vậy chỏm con sẽ quay quanh chỏm lớn làm hạn chế sự cọ sát giữa chỏm lớn với ổ cối xương chậu làm giảm đau cho bệnh nhân.

Người ta còn phân biệt thêm loại khớp háng nhân tạo có xi măng hay không có xi măng, nghĩa là khi gắn vào cơ thể có dùng xi măng để cố định khớp hay không.

Thay khớp háng: Suy nghĩ cả tuần

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Khớp háng nhân tạo toàn phần không có xi măng – Ảnh: N.Anh

Sự ra đời của khớp háng nhân tạo nhắm vào mục đích phục hồi chức năng vận động của khớp háng ở những bệnh nhân bị hư khớp háng làm hạn chế vận động hay gây đau đớn mỗi khi vận động. Khớp háng có thể bị hư do bệnh lý hay do chấn thương. Do chấn thương là do té ngã làm gãy cổ xương đùi ở người lớn tuổi ( trên 60 tuổi). Ở những người này khả năng lành xương rất kém do vậy chỏm xương đùi sẽ bị hư sau một thời gian khiến người bệnh không đi lại được và đau đớn.

Những người trẻ tuổi khi bị gãy cổ xương đùi cũng có nguy cơ bị hoại tử chỏm nên nếu khi được kết hợp xương mà không lành xương, chỏm bị chết do thiếu máu nuôi  cũng có thể được thay khớp háng nhân tạo để phục hồi chức năng khớp háng. Nhóm bệnh lý có thể bao gồm thoái hóa khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi ( nguyên nhân có thể do rượu..), các bệnh lý viêm nhiễm vùng khớp háng gây hư hại khớp…

Tuổi thọ khớp: 10 năm

Thay khớp háng: Suy nghĩ cả tuần

Khớp háng nhân tạo bán phần lưỡng cực – Ảnh: N.Anh

Vì là khớp háng nhân tạo nên khớp này có tuổi thọ nhất định, trung bình vào khoảng 10 -15 năm. Nguyên nhân hư khớp nhân tạo bao gồm sự mòn của khớp do hai mặt khớp cọ sát vào nhau, do lỏng khớp vì khối xi măng gắn không chặt, do các mảnh vụn rớt ra khi cọ sát gây phản ứng viêm làm lỏng chuôi khớp hay lỏng chén kim loại. Từ việc lỏng chuôi có xi măng, các bác sĩ nghĩ rằng nếu làm loại khớp mà không dùng đến xi măng, đóng khít chặt vào lòng tủy xương đùi và vào ổ cối, khớp có tráng một số phần tử kích thích sự mọc xương vào trong khớp sẽ giữ được khớp nhân tạo lâu hơn.

Mặt khác, nếu hai mặt tiếp xúc làm bằng sứ hay kim loại thì sẽ hạn chế sự ma sát khiến gây mòn khớp nhiều hơn. Đó là trên lý thuyết. Trên thực tế khó mà biết rằng loại nào tồn tại lâu hơn? Có hay không có xi măng? Kim loại hay sứ hay polyethylene?

Thay khớp háng: Suy nghĩ cả tuần

Khớp háng nhân tạo có xi măng

Phẫu thuật thay khớp háng là loại phẫu thuật lớn, mất máu tương đối, đòi hỏi sự vô trùng tuyệt đối, lại hay thực hiện trên người lớn tuổi nên biến chứng xảy ra cũng không phải là ít. Thông thường người bệnh sẽ nằm lại bệnh viện 7-10 ngày bao gồm giảm đau sau mổ, tập vật lý trị liệu, tập đi lại sau khi thay khớp để cơ thể quen với khớp mới và theo dõi các biến chứng sau mổ như nhiễm trùng sớm, tụ máu, trật khớp sớm sau mổ…

Không thể ngồi xổm

Thay khớp háng: Suy nghĩ cả tuần

Biến chứng gãy khớp háng nhân tạo – Ảnh: N.Anh

Những người được thay khớp háng sẽ có thiệt thòi là họ không thể ngồi xổm, không thể ngồi ghế thấp (ghế làm cho háng gấp hơn 90 độ), không thể ngồi bắt tréo chân vì nguy cơ bị trật khớp háng nhân tạo luôn rình rập. Cho dù có nhiều thế hệ khớp háng mới ra đời nhưng nguy cơ trật khớp háng nhân tạo vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn.

Mặt khác, vì mang trong người một khối sắt thép lớn nên có nguy cơ nhiễm trùng do các vi trùng đi từ những nơi nhiễm trùng khác đến như miệng, tay, chân… Do vậy những bệnh nhân có mang khớp háng nhân tạo cần được điều trị kháng sinh dự phòng khi đi nhổ răng hay phải tích cực điều trị các ổ nhiễm trùng trong cơ thể một cách triệt để.

Người ta hạn chế thay khớp háng cho người trẻ tuổi vì khớp háng nhân tạo có tuổi thọ nhất định, sau thời gian nào đó lại phải thay lại lần hai hay ba, những lần mổ sau sẽ khó khăn và nguy cơ tai biến biến chứng cao hơn. Khớp háng nhân tạo không cho phép người trẻ tuổi chơi thể thao hay làm việc nặng. Do vậy bằng mọi cách các bác sĩ sẽ ráng kéo dài thời gian sử dụng khớp háng thật càng lâu càng tốt cho đến khi không còn dùng được nữa.

Có nhiều lý do để không nên thay khớp háng nhân tạo. Đầu tiên là tình trạng nhiễm trùng vùng khớp háng dự tính thay khớp vì nguy cơ nhiễm trùng sau mổ rất cao. Thứ đến là tình trạng sức khỏe toàn thân của bệnh nhân mặc dù điều này còn tuy vào từng loại bệnh và tùy vào sự đánh giá tổng quát. Tiếp theo sau là những người không có khả năng kiểm soát hành vi của mình, khi đó bệnh nhân sẽ không tuân thủ các lời dặn của bác sĩ và như vậy nguy cơ trật khớp sẽ rất lớn. Kế nữa là những người bị liệt nữa người bên khớp háng hư vì sau khi thay xong họ cũng không dùng được. Cuối cùng là những người mà khả năng sống còn quá ngắn như ung thư giai đoạn cuối…  

Theo tuoitre.com.vn

 

Tập đi nạng và thảo luận trước khi mổ

Để chuẩn bị tốt cho cuộc mổ thay khớp, người bệnh cần học cách tập đi nạng trước khi mổ, tham khảo ý kiến những người đã mổ để xem kinh nghiệm của họ thế nào. Học cách đi đứng tránh gây trật khớp.

Vì phẫu thuật có thể cần truyền máu nên có thể hiến máu của mình trước để có thể dùng trong khi mổ. Chuẩn bị những thứ dụng cụ trợ giúp đặc biệt trong nhà như bồn cầu làm cao hơn, các tay vịn trong nhà cũng như nhà vệ sinh để tránh trượt té khi chưa quen với khớp mới. Cần có người phụ giúp trong tháng đầu tiên vì đây là tháng cần học cách đi.

Nên thay loại khớp háng nào là do bệnh nhân thảo luận với bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ đưa lời khuyên cho bệnh nhân. Tuy nhiên có thể thấy rằng những loại khớp háng lưỡng cực và loại có xi măng thường hay dùng cho người lớn tuổi, hoạt động ít, thời gian sống còn ngắn. Những loại có xi măng dùng cho những người trẻ tuổi hơn, xương còn chắc để có thể giữ được khớp nhân tạo trong giai đoạn đầu trong khi chờ xương của chính người đó mọc vào trong khớp nhân tạo.

Khi nào cần thay khớp thì sẽ do bệnh nhân quyết định vì người ta thay khớp chỉ khi khớp háng hư gây đau đớn và gây tàn phế cho bệnh nhân khiến họ không có được cuộc sống bình thường. Nếu khớp háng hư nhưng không gây đau nhiều, không hạn chế nhiều vận động khớp háng, bệnh nhân cảm thấy vẫn còn hài lòng với khớp háng thật của mình thì sẽ không có chỉ định thay khớp háng nhân tạo.

 

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status