fbpx
Viện điện tử

Những dị ứng thuốc thường gặp

(ĐTĐ) – Thuốc là con dao hai lưỡi, có thể cứu người đồng thời có thể gây tác hại không lường, đặc biệt khi sử dụng tuỳ tiện, thiếu thận trọng không đúng bệnh, không theo hướng dẫn của thày thuốc.
 

Một tai biến thường gặp

Ngoài những tác dụng phụ, những ảnh hưởng xấu ở mức độ khác nhau đối với nội tạng, nội tiết, ngũ quan, thần kinh, chuyển hoá, miễn dịch, di truyền… tác hại thường gặp và đáng sợ nhất là tai biến dị ứng còn gọi là nhiễm độc dị ứng thuốc.

Tai biến dị ứng thuốc ngày càng trở nên phổ biến trở thành mối lo lắng cho các thầy thuốc ở mọi chuyên khoa. Có nhiều nguyên nhân nhưng điều rõ ràng là các hoá chất sử dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm ngày càng nhiều. Thuốc sẵn nhưng người dân lại không được trang bị kiến thức về y dược một cách cặn kẽ, người bệnh tự động dùng thuốc đã làm tăng tình trạng cảm ứng tạo tiền đề cho dị ứng thuốc.

Những dị ứng thuốc thường gặp

Nhiều loại thuốc khi mới ra đời thấy mặt lợi về tác dụng điều trị nhưng với thời gian sau ngày càng bộc lộ tiềm năng độc hại. Điển hình là penicilin, ban đầu người ta không ngớt lời ca tụng về tác dụng diệt khuẩn của nó nhưng ngày nay penicilin trở thành một trong những thứ thuốc hay gây dị ứng nhất.

Danh mục các thuốc có tiềm năng gây dị ứng ngày càng mở rộng. Thông thường nhất là: thuốc kháng sinh (penicilin, streptomycin, chlorocid, sulfamid), thuốc hạ nhiệt, giảm đau (aspirin, pyramidon, paracetamol, butadion), thuốc an thần, gây ngủ, gây tê (luminal, gardenal, novocain), thuốc chữa phong, lao, sốt rét (rimifon, DDS, nivakin), dẫn xuất iod, brôm. Ngay cả nhiều loại thuốc bổ, vitamin, kể cả thuốc bổ Đông y với người có cơ địa dị ứng cũng có thể gây tai biến dị ứng, nhiễm độc…

Tiêm, uống, bôi, xông nhỏ… ở dạng nào thuốc cũng có thể gây dị ứng, nhưng nhanh nhất và nguy hiểm nhất vẫn là đường tiêm tĩnh mạch. Nhiều bệnh nhân, nhất là nữ, mách nhau tiêm vitamin C tĩnh mạch cho ”mát da” để chữa nám má, trứng cá. Thực là nguy hiểm, thực tế đã xảy ra những tai biến dẫn đến tử vong.

Triệu trứng dị ứng rất đa dạng, sớm hoặc muộn, cục bộ hoặc toàn thân, mức độ và tiên lượng khác nhau. Nếu do thuốc bôi ngoài da thì gọi là viêm da dị ứng. Tại chỗ nổi ban đỏ mụn nước, ngứa, bệnh nhân gãi nhiều, bị trợt da dễ thành nhiễm khuẩn thứ phát hoặc nổi ban dị ứng rải rác nhiều nơi trên cơ thể. Nếu nhỏ, uống, xông hoặc tiêm thuốc, triệu trứng thường nặng và toàn thân biểu hiện rõ. Thường chia thành hai loại là phản ứng sớm (tức thì) và phản ứng muộn (trì hoãn).

Phản ứng sớm xảy ra chỉ vài phút hoặc vài giờ sau khi thuốc vào cơ thể. Biểu hiện thành một hội chứng choáng gọi là choáng phản vệ. Bệnh nhân vật vã, khó thở, tái tím, toát mồ hôi, lạnh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ dần. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới tử vong trong bệnh cảnh truỵ tim mạch. Tai biến này thường gặp ở người có cơ địa dị ứng rõ (hen, mày đay, eczema) khi tiêm pennicilin, sirepa, vitamin B1, novocain, nhất là tiêm tĩnh mạch. Vì vậy đối với người đã có sẵn bệnh dị ứng, việc dùng thuốc bất cứ ở dạng nào cũng cần rất thận trọng.

Phản ứng muộn xảy ra sau vài ngày hoặc lâu hơn. Biểu hiện ngoài da khá rõ, nhưng rất đa dạng, cần có thầy thuốc chuyên khoa mới chẩn đoán được sớm và chính xác (nhiều khi bệnh nhân cho là rôm sảy, hoặc nhiệt). Có khi nổi thành ban đỏ lấm tấm giống như sởi, rải rác khắp người, ngứa sau đó róc vảy da nhẹ hoặc thành sẩn nề ngứa kiểu mày đay, hoặc thành ban đỏ phỏng nước sau đó nhiễm sắc. Nặng nhất trong loại này là hội chứng Lyell, gây đỏ da, róc da, phỏng nước, sau đó loét trợt rộng, rải rác nhiều nổi trên cơ thể, kể cả niêm mạc miệng họng, hậu môn và thường kèm theo sốt cao, mê sảng, tổn thương hầu hết các nội tạng và ngũ quan (viêm gan, thận, phổi, cơ tim, mạch máu, tai mũi họng, mắt…) tỷ lệ tử vong cao. Nếu có sống sót cũng phải qua một quá trình điều trị, săn sóc hộ lý lâu dài, vất vả.

Hạn chế cách nào?

Như vậy dị ứng thuốc là một tai biến, nhiều khi rất nguy hiểm, gây tổn thương ở hầu hết các cơ quan, từ ngoài da đến nội tạng. Cấp cứu và điều trị nhiều khi rất phức tạp, kéo