fbpx
Viện điện tử

Thuốc loãng xương biphosphonat có thể làm hỏng xương hàm?

ĐTĐ – Biphosphonat là nhóm chất có cấu trúc P-C-P (bd: alendronat, residronat, ibandronat, clondronat). Chúng gắn kết với chất khoáng xương, rồi phóng thích rất chậm, làm giảm tập trung và hoạt động của các tế bào hủy xương (hủy cốt bào), đồng thời chặn hiện tượng prenyl – hóa, ngăn tín hiệu tổ chức sắp xếp bờ nham nhở, bào quan hủy xương. Nói gọn lại là ức chế hủy xương.

Biphosphonat làm tăng mật độ xương, làm cho xương cứng, có sức chịu lực lớn, sau khi ngừng dùng khá lâu vẫn duy trì hiệu quả. Nhờ vậy, biphosphonat làm giảm 47%-50% tần suất gãy xương (cột sống và ngoài cột sống) so với người không dùng thuốc. Dùng 7 năm liên tục vẫn an toàn, tuy từ năm thứ 7 trở đi hiệu lực không tăng thêm.

Thuốc loãng xương biphosphonat có thể làm hỏng xương hàm?

Biphosphonat chỉ gây viêm loét trượt, hiếm khi gây thủng thực quản. Khi uống cần uống với nhiều nước, nuốt chửng viên thuốc, không được nhai hay ngậm lâu, không được nằm (ít nhất là 30 phút sau khi uống). Thuốc có tiềm nămg gây viêm loét dạ dày, nhưng hiếm gặp. Có thể làm giảm calci huyết (cần kiểm tra calci huyết trước khi dùng) và uống cách xa các thuốc bổ calci,  thuốc chống acid (sợ làm giảm hấp thu biphosphonat). Chưa có thông tin về tác hại với  thai nhi, với  trẻ bú mẹ nhưng không nên dùng cho người mang thai và cho con bú.

Do hiệu lực cao, ít độc nên biphosphonat được dùng cho mọi trường hợp loãng xương, không phân biệt giới tính, tuổi tác.

Gần đây các nhà khoa học nhận thấy có hiện tượng hủy xương hàm trong khi dùng biphosphonat. Trong 368 trường hợp hủy xương hàm xảy ra trong khi dùng biphosphonat (công bố ở Australia) thì có 94% các trường hợp là dùng đường tĩnh mạch (khi bị đa u tủy xương hay di căn xương), chỉ một ít trường hợp là dùng đường uống (khi chữa loãng xương), trong đó có 60% trường hợp xảy ra sau một thủ thuật nha khoa (như nhổ răng). Cơ chế biphosphonat gây hủy xương hàm chưa được làm rõ. Giả định đưa ra là: biphosphonat làm tổn hại hệ thống mạch máu, xương hoặc tổn hại cơ chế miễn dịch vốn đặc biệt quan trọng ở vùng xương hàm (do phơi nhiễm vi khuẩn lặp đi lặp lại khi nhai). Mặt khác sự giảm chu chuyển xương có thể gây ra tình trạng xương không hoạt động và sự liền xương ở các hốc răng kém đi sau khi nhổ răng.

Từ tai biến này, người ta đã đưa ra lời khuyên: người bệnh cũng như nhân viên y tế nên biết các biểu hiện ban đầu của tai biến: có các cảm giác ê răng tại chỗ, đau hàm mặt, nhức răng, đau ở hàm răng về đêm, sún răng, lộ xương ở khoang miệng, nhiễm khuẩn tái đi tái lại ở mô mềm, hôi miệng… Những biểu hiện này có sau vài tháng hay vài năm dùng biphosphonat. Nếu nhổ răng nguy cơ bị tai biến này có thể cao hơn.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status