fbpx
Viện điện tử

Nuôi dưỡng khớp như bảo dưỡng chiếc xe

– Bác Nam Anh ơi, thỉnh thoảng bàn chân và bàn tay của con đau như kim châm, liệu đó có phải là do thấp khớp không? (Phương Uyên, 29 tuổi, Đăk Nông)

– Tình trạng đau như kim châm xuất hiện sau đó biến mất và thỉnh thoảng mới xảy ra là điều hay gặp, đôi khi không rõ nguyên nhân là gì và các bác sĩ thường quy kết do viêm thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên theo cách đặt câu hỏi của bạn, tôi nghĩ tình trạng của bạn cũng không đến nỗi quá nặng. Đây không phải là triệu chứng của thấp khớp, do vậy bạn không nên lo lắng nhiều. Nếu tình trạng đau như kim châm xuất hiện nhiều hơn và thực sự gây khó chịu, bạn nên đi khám để các bác sĩ kiểm tra xem có phải thực sự là do viêm thần kinh ngoại biên hay do một nguyên nhân nào khác. Khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ có một phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Nuôi dưỡng khớp như bảo dưỡng chiếc xe
Giống như chiếc xe “trùm mền” thì nhanh hỏng, mà chạy nhiều quá cũng dễ hư; muốn khớp hoạt động trơn và tốt cần phải vận động thường xuyên”,

– Em của em bị lệch vai và đau một bên chân trái đi khám ở Bệnh viện chấn thương chỉnh hình thì được cho đi chụp Xquang và đo chức năng hô hấp. Kết quả là Xquang không thấy cột sống bị vẹo nhưng chức năng hô hấp hạn chế nhẹ,được cho thuốc vê uống nhưng chân của em vẫn còn đau. Theo bác sĩ, em của em nên làm thêm những gì? Chân trái trước giờ em không bị bong gân hay trật khớp chân trái. Khi ngồi lâu hay đứng lâu thì bị đau nguyên cái chân. Em của em cao 173cm hơi gầy. Mong được tư vấn. Chân thành cảm ơn bác sĩ! (Lâm Ngọc Ánh, 22 tuổi, 540 Ngô Gia Tự, phường 9 quận 5)

– Rất tiếc chúng tôi có quá ít dữ kiện để có thể đưa ra chẩn đoán. Chúng tôi cũng không rõ em của bạn bị đau chân trái ở khớp nào? Khớp gối, háng, hay cổ chân? Tuy nhiên, em của bạn còn trẻ, không có chấn thương mà bị đau chân thì thường là do bệnh lý. Chẳng hạn, ở khớp gối đó là hội chứng bánh chè đùi gây đau ở mặt trước đầu gối. Ở khớp háng có thể là di chứng của tình trạng hoại tử chỏm xương đùi. Chúng tôi em của bạn nên đến bác sĩ chấn thương chỉnh hình để được khám thật kỹ chỗ đau và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán.

– Cách đây 2 năm do bưng bê nặng nên cháu bị đau ở cổ tay, đi khám chẩn đoán là viêm khớp cổ tay. Cháu đã uống thuốc theo đơn nhưng vẫn không khỏi mà phải tiêm thuốc mobic và diprospan 2 lần, mỗi lần một ống mỗi loại, đến gặp bác sĩ thì bảo là tiêm cái này không khỏi hẳn được. Sau đấy thì cháu do nâng nặng nên lại bị đau và tiêm. Đi mua thuốc dược sĩ bảo THUỐC NÀY CHỈ GIẢM ĐAU mà KHÔNG KHỎI HẲN ĐƯỢC. Xin bác sĩ tư vấn cho cháu làm sao để khỏi dứt điểm được và nếu chữa thì uống hay tiêm thuốc nào, liều lượng ra sao?Xin cảm ơn bác sĩ. (Nguyen Xuan Nam, 22 tuổi)

– Câu hỏi của bạn rất hay. Chúng tôi nghĩ rằng bạn không bị viêm khớp cổ tay mà có thể bạn đã bị rách phức hợp sụn sợi tam giác ở cổ tay. Chức năng của phức hợp này giúp khớp cổ tay tiếp xúc với 2 xương cẳng tay và giúp cử động khớp cổ tay nhẹ nhàng. Tuy nhiên khi nó bị rách sẽ làm cho bạn bị đau, khi bạn sấp hay ngửa cổ tay quá mức. Ở đây khám và chụp MRI cổ tay sẽ cho kết quả chẩn đoán chính xác. Nếu thực sự bạn bị tình trạng này, bác sĩ có thể dùng nội soi cổ tay để sửa chữa vết rách đó.

– Con gái tôi năm nay 6 tuổi, 3 tháng nay, cháu hay kêu đau nhức chân từ đùi trở xuống, đau âm ỉ, có lúc thì đau cả đầu, đau cả các ngón tay. Cháu có biểu hiện đau trong một lúc rồi lại hết, rồi lại đau lại. Tần suất xuất hiện vài lần trong ngày hoặc vài ngày lại bị một lần. Vậy bệnh của con tôi là gì? Cảm ơn bác sĩ. (Nguyen Thu Ha, 34 tuổi, quận 2, TP HCM)

– Tình trạng đau các khớp ở trẻ hiếu động là việc hay xảy ra. Thông thường cơn đau chỉ xảy ra khi trẻ ngồi yên hoặc ban đêm. Đôi khi trẻ bắt bố mẹ phải bóp chân bóp tay. Mặt khác các khớp không có biểu hiện sưng hay hạn chế vận động, trẻ vẫn chạy nhảy, chơi đùa bình thường. Người ta cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của xương ở những trẻ hiếu động là nguyên nhân gây ra cơn đau này. Nó hay được gọi dưới cái tên mỹ miều là đau tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu các khớp của cháu có sưng, đau và hạn chế vận động thì bạn nên đưa bé đi khám, làm các xét nghiệm để xem có sự khác biệt thật sự ở khớp hay không.

– Vợ tôi 30 tuổi, bị đau nhức dữ dội, nhất là vào ban đêm, đi khám và chụp phim thì bác sĩ cho biết bị thoái hóa 3 đốt sống cổ, nhiều đốt sống lưng, viêm khớp cùng chậu. Bác sĩ đã kê đơn uống nhưng chỉ đỡ một thời gian. Hiện nay vợ tôi rất đau đớn, đêm không ngủ được, thường bắt tôi đứng lên người để dận cho đỡ đau. Xin hỏi bác sĩ trường hợp của vợ tôi phải làm thế nào? (Vũ Văn Thủy, 30 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội)

– Ở độ tuổi 30 thường ít khi người ta bị thoái hóa khớp nặng tới mức như vợ bạn, ngoại trừ bị mắc phải một bệnh khớp nào đó chẳng hạn viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp… Trong trường hợp này vợ của bạn nên làm các xét nghiệm và chẩn đoán các bệnh lý về khớp để từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Bạn có thể liên hệ với các bệnh viện có khoa nội cơ xương khớp ở Hà Nội để đưa vợ đi khám bệnh.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

– Thưa bác sĩ, tôi bị vôi bám vào dây chằng cổ, hiện nay tay phải bị tê mất cảm giác. Tôi đã đi bấm huyệt châm cứu nhiều nơi nhưng không khỏi. Liệu có phương pháp nào khác không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. (Bùi Anh Tuân, 50 tuổi, phố Hà Trung, Hoàn Kiếm Hà Nội)

– Tình trạng mà bạn mô tả có thể là bệnh lý vôi hóa các dây chằng dọc sau hay dâu chằng vàng ở cột sống cổ. Tình trạng vôi hóa gây ra hẹp ống sóng cổ, chèn ép tủy sống hay các rễ thần kinh ở cổ làm cho tay bị tê và mất cảm giác. Việc khám, đo điện cơ và chụp MRI cột sống cổ sẽ giúp xác định chính xác tổn thương, đồng thời cân nhắc việc phẫu thuật giải áp cột sống cổ.

Bạn nên đi khám ở các bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình hay ngoại thần kinh để có hướng điều trị thích hợp.

– Tôi mới tham gia hội thao bóng đá của ngành về (tôi chơi vai trò thủ môn chính của đội). Cách đây khoảng một tháng, cổ tay phải của tôi không biết bị sao cứ nắm tay lại và xoay vòng tròn, gập lên và gập xuống thì đau, nếu nắm tay trái vào cổ tay phải và ấn ngón giữa tay phải vào phần nhô lên của cổ tay trái xoay đi xoay lại rất đau. Xin bác sĩ cho biết tôi đã bị chứng bệnh gì? (Nguyễn Đức Nguyệt, 32 tuổi, Tuyên Quang)

– Theo như bạn mô tả thì tôi nghĩ bạn đã bắt một quả banh do đối phương sút quá mạnh làm gãy xương thuyền ở cổ tay. Đây là loại chấn thương thường gặp ở các thủ môn hoặc do tư thế té chống tay xuống đất. Tuy nhiên do xương thuyền gãy không gây đau nhiều cho nên nó hay bị bỏ qua. Bạn nên đi khám ở bác sĩ chấn thương chỉnh hình và chụp X-Quang ở tư thế đặc biệt hay chụp CT Scanner cổ tay để xác định có bị gãy xương thuyền hay không. Nếu xương thuyền bị gãy thì nhiều khả năng phải mổ kết xương và đôi khi phải ghép xương vì xương này rất khó lành.

– Thưa bác sĩ tôi chơi thể thao và hay bị chấn thương cơ. Theo lời bạn bè giới thiệu tôi mua loại gel nóng để thoa, ban đầu thì cảm giác nóng át cảm giác đau nhưng sau đó vết thương sưng nhiều hơn. Đến nhà thuốc tôi lại được giới thiệu gel lạnh. Vậy xin bác sĩ cho tôi lời khuyên nên sủ dụng dạng nào? (Lê Quốc Việt, 33 tuổi, Quận Ba Đình, Hà Nội)

– Khi bạn bị chấn thương cấp tính hay bị bong gân cấp, một số mạch máu sẽ bị vỡ ra gây chảy máu, khiến vùng chấn thương sưng, bầm và đau. Nếu bạn dùng các loại gel nóng sẽ làm tăng nhiệt độ vùng bị chấn thương, làm giãn mạch máu, khiến máu chảy nhiều hơn mặc dù bạn có cảm giác dễ chịu. Kết quả là vùng chấn thương sưng to tướng. Trong trường hợp này, có một biện pháp điều trị tốt nhất đó là chườm lạnh, băng thun ép, nghỉ ngơi và kê cao chi bị chấn thương. Gel lạnh là một loại thuốc kháng viêm giảm đau dạng hơi, bốc hơi nhanh, làm giảm nhiệt độ tại vùng chấn thương. Về lý thuyết, có thể áp dụng loại gel lạnh với ba biện pháp còn lại. Tuy nhiên, chúng ta hay sai lầm là dùng loại gel này lại xoa bóp mạnh sẽ khiến các mạch máu bị vỡ ra và lại gây tình trạng sưng, đau, bầm. Bạn có thể sử dụng gel lạnh nhưng không nên xoa bóp, băng thun ép, nghỉ ngơi và kê chi cao.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status