fbpx
Viện điện tử

Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm cột sống cổ có hàn xương

(ĐTĐ) – Cắt bỏ đĩa đệm cột sống cổ có thể đi vào phía trước hoặc đi vào phía sau cột sống. Đường mổ đi vào phía sau có nhiều biến chứng và việc cắt bỏ đĩa đệm nhiều khi không thực hiện được. Người bệnh có thể liệt tứ chi, rối loạn nghiêm trọng chức năng hô hấp và tim mạch do tổn thương tủy cổ. Do vậy cắt bỏ đĩa đệm cột sống cổ chủ yếu được thực hiện bằng đường vào phía trước cột sống.

Vấn đề tranh cãi là có hàn xương hay không có hàn xương với những trường hợp thoát vị một đĩa đệm. Cắt bỏ đĩa đệm có hàn xương là sau khi lấy bỏ đĩa đệm, người ta đưa vật liệu thay thế vào chỗ đĩa đệm vừa bị lấy bỏ với mục đích làm cho hai đốt sống dính lại với nhau để đảm bảo cho hai đốt sống được vững chắc ngay sau mổ và tránh cho đốt sống không bị di lệch về sau này. Do vậy, cắt đĩa đệm có hàn xương (fusion) còn được gọi là cắt đĩa đệm và làm dính đốt sống (spondylodesis).

Scoville W.B (1948) và Murand (1951) là những người đề ra việc hàn xương phía trước cột sống cổ. Năm 1952, Abbot KH là người đầu tiên đã hàn xương vào phía trước của thân đốt sống cho một phụ nữ 21 tuổi vì tiêu mất thân đốt sống cổ C4 và C5. Dereymacker A (1954) đã báo cáo 34 trường hợp tương tự mà ông tiến hành làm trong cùng thời gian đó.

Chỉ định:

Cho những trường hợp thoát vị một hoặc hai đĩa đệm có kèm theo mất vững cột sống (trượt đốt sống), hẹp ống sống. Ngày nay, ở hầu hết các cơ sở phẫu thuật thần kinh, hàn xương được chỉ định cho tất cả các trường hợp phẫu thuật cắt đĩa đệm cột sống cổ. McCulloch (1984-1995) đã mổ vi phẫu đĩa đệm cho 600 trường hợp thì ghép xương chiếm 98%, không ghép xương chỉ có 2%, theo tác giả cắt đĩa đệm có ghép xương cho kết quả tốt hơn.

Kỹ thuật:

Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm bằng đường vào lối trước giống như phẫu thuật không có hàn xương. Sau đó làm dính hai đốt sống bằng các vật liệu bao gồm:

– Ghép xương tự thân (thường là xương chậu).

– Thiết bị nhân tạo.

Ghép xương tự thân:

Smith GW và Robinson RA (1995) là những người đầu tiên đề xuất thực hiện cắt bỏ đĩa đệm cổ bằng đường vào lối trước có ghép xương. Sau đó là Clowward (1956), Beiley và Badgley (1960). Các phương pháp kinh điển của các tác giả này hiện này vẫn được áp dụng phổ biến.

Thông thường, lấy xương cánh chậu trái của người bệnh một mảnh ghép hình chêm đặt sao cho vừa khít chỗ đĩa đệm vừa được lấy bỏ, sau đó đặt nẹp Caspar ở mặt trước đốt sống để giữ cho mảnh xương không bị trật khỏi vị trí.

Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm cột sống cổ có hàn xương

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
Ghép xương và đặt nẹp Caspar

Hàn đốt sống bằng thiết bị nhân tạo:

Hiện nay người ta chế tạo ra nhiều thiết bị khác nhau để thay thế cho việc ghép xương tự thân kinh điển. Các thiết bị này được làm chủ yếu bằn Titan (gọi là lồng Titanium) hoặc sợi Carbon (lồng Carbon). Chẳng hạn lồng PEEK của hãng Intromed, lồng Cespace của hãng Aesculap (là thiết bị được làm bằng titan được phủ lên bề mặt một lớp plasmapore là titan nguyên chất có tác dụng làm cho lồng dính chặt vào đốt sống và tạo cốt hoá ở bề mặt của lồng), lồng wing (wing spacers) của hãng Medinorm, lồng carbon củahãng AcroMed…

Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm cột sống cổ có hàn xương

Lồng CeSpace

Một số lồng làm bằng titan có cấu trúc rỗng ở giữa, khoảng rỗng này sẽ được nhét đầy xương vụn rồi đem cấy vào khoang gian đốt sống. Khoảng rỗng nhét xương vụn sẽ tạo điều kiện cho việc liền xương giữa hai thân đốt với nhau. Nên đặt lồng cách mép sau thân đốt 1-2mm để tránh đè ép tuỷ.

Mặc dù các lồng được thiết kế có cạnh sắc hoặc những gai nhọn để cắm vào phần thân xốp đốt sống, nhưng khả năng di lệch của lồng ra khỏi vị trí ban đầu là có thể xảy ra. Do vậy để đảm bảo an toàn và chắc chắn, sau khi cấy lồng vào gian đốt, người ta gia cố thêm nẹp vít ở mặt trước thân đốt.

Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm cột sống cổ có hàn xương

Đặt lồng nhân tạo và gia cô bằng nẹp Caspar

Thay đĩa đệm nhân tạo: loại bỏ mô đĩa đệm bị thoái hóa thoát vị và thay bằng một bản đệm nhân tạo, có thể cử động xoay được. Điều này giúp 2 đốt sống không bị hàn cứng và giữ được cử động cho bệnh nhân, đồng thời cũng giữ được độ cong tự nhiên của cột sống cổ. Thực hiện thông qua đường mổ lối trước.

Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm cột sống cổ có hàn xương

Thay đĩa đệm nhân tạo

Biến chứng:

– Biến chứng do tổn thương các cơ quan trước cổ: Tổn thương động mạch cảnh gốc, tổn thương khí quản, thực quản, tổn thương dây thần kinh quặt ngược gây nói khàn…

– Biến chứng do mảnh xương ghép: trật mảnh ghép ra trước gây chèn ép thực quản gây khó nuốt; trật mảnh ghép ra sau gây chèn ép tuỷ, tiêu mảnh xương ghép, xẹp mảnh xương ghép, vỡ mảnh xương ghép và khớp giả.

– Biến chứng do thiết bị nhân tạo: trật lồng gây chèn ép thực quản hoặc tuỷ, tuột vít, gẫy vít, vỡ lồng ghép.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status