fbpx
Viện điện tử

Đau thần kinh tọa, cơn đau dễ nhầm

 (ĐTĐ) –  Bệnh nhân đến gặp thầy thuốc, thường bắt đầu khai bệnh bằng thuật ngữ “đau thần kinh toạ”. Khi đã có trong tay phim cộng hưởng từ (MRI), lại đọc qua lời giải chuyên môn với nhiều từ khủng hoảng, bệnh nhân càng dễ hoang mang chấp nhận lời chẩn đoán đau thần kinh toạ. Thật ra, nhiều bệnh nhân chỉ đau thắt lưng do bệnh lý khác!

 

Đau thần kinh tọa, cơn đau dễ nhầm“Toạ” là từ Hán Việt chỉ chỗ ngồi, trên cơ thể là vùng mông tiếp xúc nơi ngồi. Gọi thần kinh toạ để chỉ năm rễ thần kinh chi phối cảm giác, vận động của chân gồm thắt lưng 4, thắt lưng 5, thiêng 1, thiêng 2, thiêng 3. Thật ra, chỉ có một rễ chi phối cảm giác đúng vùng toạ hay ụ ngồi, xuống sau đùi, sau bắp chuối, tới gót chân và mặt lòng bàn chân là rễ thiêng 1. Một rễ thần kinh toạ khác hay gặp là rễ thắt lưng 5 lại đau ra mé ngoài ụ ngồi, mé ngoài đùi, mặt ngoài cẳng chân, lan xuống tới mắt cá ngoài và mu bàn chân. Như thế, nếu chỉ đau thắt lưng, không lan xuống chân thì không phải đau thần kinh toạ.

Thủ phạm thường gặp: thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Đau thần kinh toạ có rất nhiều nguyên nhân: thoát vị đĩa đệm thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng, bệnh lý rễ thần kinh do tiểu đường, viêm rễ thần kinh toạ do ngộ độc, bướu gây chèn ép đường đi rễ thần kinh toạ, lao cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh toạ… Nguyên nhân thường thấy nhất là thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Đĩa đệm là phần mềm nằm giữa các đốt sống, gồm có nhân nhầy và vành thớ. Khi khiêng vác quá sức, lực tác động vượt quá mức chịu đựng của đĩa đệm, có thể gây rách vành thớ: nhân nhầy chui theo khe rách ra phía sau, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau.

Một nguyên nhân khác là tác động thường xuyên của một lực lặp đi lặp lại, theo thời gian khả năng chịu lực của đĩa sống yếu đi, vành thớ rách dần gây thoát vị đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh, gây đau thần kinh toạ. Một số trường hợp chịu lực quá nặng, đĩa đệm bể tức thì, gây đau cấp tính. Có hơn 50% bệnh nhân bị tái đi tái lại, lâu ngày dẫn đến đau thắt lưng cấp tính tái phát hay đau thần kinh toạ.

Khi nào nên phẫu thuật?

“Các phương pháp được gọi là nội soi thoát vị đĩa đệm rất nguy hiểm nếu phẫu thuật viên chưa lành nghề, thiếu những phương tiện dụng cụ vốn khó đáp ứng đầy đủ ở nước ta hiện nay”

Không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng phải phẫu thuật, đa số trường hợp nên được điều trị bảo tồn. Thời gian vàng điều trị bảo tồn là bốn tuần đầu sau khi khởi bệnh. Việc điều trị bảo tồn bao gồm: nằm nghỉ trên giường nệm dày, không trũng (là một trong những biện pháp điều trị chính, bởi khi nằm đĩa đệm giãn ra, nhân nhầy bớt chèn ép rễ thần kinh); dùng thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen; dùng thuốc kháng viêm (không dùng corticosteroids); tập các động tác cơ bụng, thắt lưng, cơ cẳng chân một cách nhẹ nhàng, không gây sức căng lên đĩa sống… Nếu được chỉ định chính xác, điều trị bảo tồn đúng mức thì hầu hết có thể khỏi bệnh. Riêng một số bệnh nhân có các triệu chứng nặng như đau quá mức, bàn chân rớt, liệt vận động, liệt bọng đái… thì phải phẫu thuật sớm.

Cần lưu ý ngay khi hình ảnh MRI cho thấy rõ có khối thoát vị lớn, bệnh nhân vẫn có thể có rất ít triệu chứng đau, tê trên lâm sàng và hoàn toàn có thể được điều trị bảo tồn hữu hiệu trong tay thầy thuốc tốt. Không phải trường hợp nào được đọc là “khối thoát vị to, gây chèn ép rễ thần kinh…” đều bị mổ đâu! Chỉ định phẫu thuật cần phải xem xét thận trọng, kết hợp với phương pháp phẫu thuật tốt và kỹ thuật mổ tốt mới đem lại kết quả thoả đáng. Phương pháp mổ được ưa chuộng hiện nay là phẫu thuật ít xâm nhập với đường mổ nhỏ (mini-open) khoảng 30mm, mở phía bên thoát vị lấy bỏ nhân nhầy gây chèn ép rễ thần kinh. Phương pháp này dễ thực hiện, an toàn.

Những biện pháp thường được quảng cáo “nội soi thoát vị đĩa đệm” có vẻ hấp dẫn thật ra vẫn là một cuộc mổ với những rủi ro tương tự phẫu thuật. Sóng lade, sóng cao tần thường cho kết quả hạn chế, nhất là khi chỉ định sai. Các phương pháp được gọi là nội soi thoát vị đĩa đệm rất nguy hiểm nếu phẫu thuật viên chưa lành nghề, thiếu những phương tiện dụng cụ vốn khó đáp ứng đầy đủ ở nước ta hiện nay. Nhất là bệnh nhân phải hứng nhiều tia X trong thao tác là một cái giá khác phải trả, ngoài chi phí điều trị cao quá mức. Biết quý cột sống thì phải tránh chấp nhận dễ dãi chỉ định can thiệp vào đĩa đệm.

Đề phòng bệnh tái phát

Phục hồi chức năng là giai đoạn điều trị quan trọng, hỗ trợ cho sự thành công dù bảo tồn hay phẫu thuật. Tập luyện chủ động cơ bắp, làm mạnh cơ thành bụng và thắt lưng rất quan trọng, hơn là các biện pháp vật lý như kéo giãn, sức nóng hồng ngoại, tử ngoại, xoa bóp, day bấm huyệt, châm cứu… Sự nắn bẻ xương sống nhiều khi làm bệnh nặng thêm.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Cần lưu ý sau khi mổ lấy nhân nhầy ra, đĩa đệm không còn chịu lực như trước. Bệnh nhân cần được hướng dẫn phòng tránh và theo dõi tốt để phát hiện sớm các triệu chứng thoái hoá đĩa đệm (mọc gai quanh thân đốt, hẹp đĩa đệm, khí trong đĩa đệm…), mất vững cột sống, trượt đốt sống do thoái hoá…

Sau khi khỏi đau, bệnh nhân nên chơi các môn thể thao đối xứng nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ. Tập luyện nhẹ nhàng, tăng cường sức mạnh cơ thành bụng và c ơ thắt lưng sẽ giúp phòng ngừa tái phát bệnh lý thoát vị đĩa đệm.

 

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Đau thắt lưng. Đau xuống mông ngoài hay xuống u toạ. Đau lan xuống chân, đa số bệnh nhân đau một chân, một số ít đau hai chân. Đau kèm theo cảm giác tê. Đau nhiều khiến bệnh nhân đứng vẹo người sang bên và đi đứng lom khom, không nằm ngửa được. Đau khiến bệnh nhân không khom hay cúi thắt lưng được. Khi ráng cúi, chân đau thường tự động gập gối, co chân lại. Đau khi đi trên đầu ngón hay đi trên gót chân. Ho, nhảy mũi, rặn đi cầu, la lớn tiếng có thể gây đau theo rễ bị chèn ép. Nằm ngửa, giở chân cao với gối duỗi thẳng thì đau nhiều theo rễ thần kinh bị chèn ép. Ấn vào thắt lưng có thể gây đau dài xuống chân theo rễ bị chèn ép. Chân bị teo cơ khi đau lâu và rễ thần kinh bị chèn ép lâu. Thường thấy teo bắp chuối hay teo mặt trước ngoài cẳng chân. Không thể mang dép hay dễ bị rớt dép, cổ bàn chân rủ xuống (còn gọi là bàn chân rớt). Một số ít trường hợp bị liệt một phần hai chân kèm bí tiểu.

Theo sgtt.com.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status