fbpx
Viện điện tử

Sơ cứu chấn thương phần mềm

(ĐTĐ) – Khi phần mềm (gân, cơ, dây chằng) bị tổn thương do va chạm, té ngã, rất nhiều bệnh nhân tự xử lý sai phương pháp, dẫn đến việc làm vết thương trầm trọng hơn, thậm chí để lại di chứng tai hại về sau…

 

Đến thăm phòng khám của BS Phan Vương Huy Đổng, giảng viên bộ môn Y học thể thao trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Phó chủ tịch Hội Y học thể thao TP.HCM, chúng tôi được mục sở thị một trường hợp bệnh nhân “cầu cứu” bác sĩ do biến chứng từ việc tự điều trị. Anh N.Q. bị bong dây chằng bên ngoài cổ chân trong một lần chơi thể thao. Anh tự xử lý bằng cách nắn, bóp thuốc do “người quen” hướng dẫn. Đến nay khi đi lại, chân anh rất đau và cổ chân vẫn bị sưng. Đến khám, bác sĩ cho biết anh đã bị viêm bao khớp cổ chân mạn tính, phần dây chằng bên ngoài cổ chân bị xơ cứng lại, gây giảm tầm hoạt động.

Theo BS Phan Vương Huy Đổng, chấn thương phần mềm (gân, cơ, dây chằng) rất thường gặp, đặc biệt trong tập luyện thể thao (chiếm 80-90% trường hợp). Nếu biết cách sơ cứu, sẽ giúp tránh làm nghiêm trọng hơn vết thương như bệnh nhân N.Q.

Sơ cứu chấn thương phần mềm

Sơ cứu chấn thương đúng cách giúp bạn sớm tập luyện lại bình thường – Ảnh: Lan Chi

Xử lý đúng phương pháp

Khi gặp tổn thương phần mềm do va chạm, té ngã hay cố gắng quá sức lúc chơi thể thao, các bước sơ cứu sau đây sẽ giúp quá trình điều trị của bạn được thuận lợi, vết thương hồi phục nhanh, sớm tập luyện lại được.

* Bước 1: Nghỉ. Ngay sau khi bị chấn thương, bạn cần ngừng mọi vận động ngay lập tức, đặc biệt là các VĐV thi đấu chuyên nghiệp. Dừng tập luyện và nghỉ ngơi sẽ giúp bảo vệ vết thương không nghiêm trọng hơn. Tại các trung tâm thể thao, phòng tập được trang bị tốt, và có chuyên gia y tế hoặc bác sĩ tại chỗ thì có thể đưa bệnh nhân đến để được băng cố định tạm.

* Bước 2: Chườm lạnh. Dùng túi chườm lạnh (túi gel) hoặc mua một bịch nước đá đập nhỏ, bọc trong khăn và chườm lên vùng đang đau nhức từ 5-10 phút, giữa những lần chườm cách nhau khoảng một giờ. Chú ý không được dùng quá lâu (không quá 15 phút) hoặc chườm đá trực tiếp lên da, có thể gây phỏng lạnh. Chườm lạnh làm các mạch máu, mô bị dập do chấn thương co rút lại, giúp cầm máu, giảm sưng đau, phù nề, vết thương bình phục tốt hơn.

* Bước 3: Băng ép. Dùng băng thun (co dãn tốt) quấn nhẹ từ dưới lên trên : từ 15-20 cm bên dưới, băng phủ qua vết thương và băng lên trên vùng bị thương cũng 15-20 cm. Không nên quấn chặt tay vì sẽ làm ga-rô tĩnh mạch, khiến máu không lưu thông, gây phù nề. Băng ép giúp hỗ trợ việc chườm lạnh, tăng tính năng cầm máu, giảm sưng phù.

* Bước 4: Kê cao. Khi nghỉ ngơi ở tư thế nằm, bệnh nhân cần được kê chân, tay (bị chấn thương) lên gối cao hơn khoảng 10-15 cm so với mặt phẳng tim. Khi kê cao, máu ở vùng chi bị thương trở về tim dễ dàng hơn, giúp giảm phù nề. Điều này giải thích việc một số bệnh nhân bị bong gân cổ chân, sau một đêm ngủ, cổ chân bớt sưng do lúc nằm vị trí của chân giúp máu dễ lưu thông. Nhưng trong ngày, do ở tư thế đứng nhiều, máu ở chỗ cổ chân bị thương lưu chuyển khó khăn, làm sưng phù trở lại.

Kết hợp tốt bốn bước này sẽ giúp mô bị thương được ổn định, giảm đau, sưng phù, chảy máu. Với những trường hợp chấn thương nhẹ (độ 1) chỉ cần thực hiện như trên, nghỉ ngơi từ 5-7 ngày có thể vận động, tập luyện bình thường trở lại. Nếu xử lý đúng các phương pháp mà sau 48-72 giờ vẫn không thuyên giảm nghĩa là vết thương thuộc loại vừa hoặc nặng, cần đến bác sĩ chuyên khoa khám ngay.

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua

Những điều cần tránh

BS Huy Đổng nhấn mạnh, tuyệt đối không được kéo nắn bừa bãi, dễ dẫn đến dãn, rách thêm gân, cơ, dây chằng, thậm chí gây trật khớp, làm bệnh nhân rất đau nhức. Tiếp đến, cần tránh xoa bóp các loại rượu thuốc, dầu nóng hoặc đắp thuốc không rõ nguồn gốc, có thể gây viêm bỏng, dị ứng da, nhiễm trùng phần mềm. Ngoài ra, các loại dầu, cao nóng sẽ làm tăng hiện tượng dãn mạch, gây chảy máu trầm trọng, làm vùng bị thương bầm tím, sưng phù, đau nhức dữ dội.

Tự ý xoa bóp thuốc có thể dẫn đến nguy cơ bị xơ hóa (xem ảnh) các gân, cơ, dây chằng, làm mất tính đàn hồi. Hậu quả là không thể tiếp tục tập luyện trở lại được do chấn thương rất dễ tái phát.

 

* Trong trường hợp chấn thương phần mềm nhẹ, sau 48-72g, khi đã hết đau, có thể bôi một số loại kem, gel lạnh có chứa chất kháng viêm như Voltarene gel, Fastum gel, Profenid gel…

* Xoa bóp bằng dầu nóng, massage chỉ có thể áp dụng trong trường hợp co cứng cơ: cơ thể mệt mỏi sau giờ làm việc; đau nhức do cảm cúm; đau nhức do phong thấp, thời tiết thay đổi ở người lớn tuổi; sau khi vết thương đã hồi phục, trở lại tập luyện, dầu nóng giúp cơ nóng lên, nhưng không được lạm dụng.

Nguồn Thanhnien.com.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
10.990.000
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

3.290.000
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

3.490.000
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status