fbpx
Viện điện tử

Thể thao ở trẻ em: Phòng chấn thương khi trẻ đá bóng

(ĐTĐ) – Theo các chuyên gia, ở độ tuổi từ 14 – 15 hãy cho trẻ điều khiển bóng da, còn dưới độ tuổi này chỉ nên cho trẻ sử dụng bóng được làm bằng chất liệu tổng hợp không thấm nước hay bóng nhựa để tránh làm đau trẻ.
 

Đá bóng luyện dẻo chân, mắt tinh, phản xạ nhanh…nhưng rất dễ bị chấn thương. Theo các chuyên gia, ở độ tuổi từ 14 – 15 hãy cho trẻ điều khiển bóng da, còn dưới độ tuổi này chỉ nên cho trẻ sử dụng bóng được làm bằng chất liệu tổng hợp không thấm nước hay bóng nhựa để tránh làm đau trẻ.

Thể thao ở trẻ em: Phòng chấn thương khi trẻ đá bóng

Trẻ 14-15 tuổi mới nên cho chơi bóng đá. Ảnh: TLL

Nguy hiểm khi tâng bóng bằng đầu

Rất nhiều bé trai từ lẫm chẫm biết đi đã khoái đá bóng. Dù đá bóng trong các CLB, trường học (có thầy hướng dẫn) hay đá bóng vỉa hè, lòng đường thì vẫn dễ bị chấn thương. Nếu không chữa trị sớm và “kiêng” đá bóng một thời gian vết thương sẽ lâu lành, có thể để lại dị tật.

Theo BS Đặng Văn Quế, nguyên BS Bệnh viện Việt Đức thì Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSC, Mỹ) đã nghiên cứu trên 700.000 trẻ gái và trẻ trai chơi bóng đá ở các trường trung học, kết quả cho thấy, bóng đá là môn thể thao hàng đầu, lượng người chơi luôn gia tăng, nhưng làm cho số thiếu niên bị chấn thương trở nên phổ biến (44% chấn thương xảy ra ở tuổi dưới 15). Nữ bị chấn thương nhiều hơn nam, nhất là đầu gối. Nam hay bị chấn thương mắt cá. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức chưa đầy đủ về chấn thương thể thao nên khởi động qua loa, hoặc chủ quan không phòng tránh…

Có 5 chấn thương phổ biến trong đá bóng là: Căng gân kheo, trật mắt cá, rách đệm bảo vệ đầu gối, thoát vị, chấn thương dây chằng chữ thập chéo trước (ACL). Riêng với trẻ em, BS Minh Hương (BV Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, ngoài các chấn thương trên, sợ nhất là trẻ thích tâng bóng bằng đầu, hoặc bị bạn đá bóng trúng đầu. Bởi khi bị như vậy, trẻ rất dễ bị choáng, có thể bị tai biến mất trí nhớ vài giờ. Riêng với tâng bóng bằng đầu, đã có nghiên cứu chỉ ra động tác đánh đầu không phá hủy các dây thần kinh, nhưng lại gây ra các phản ứng nối tiếp làm chết các tế bào não (các cầu thủ chuyên nghiệp không bị tình trạng này vì được luyện tập kỹ). Sợ nữa là khi trẻ bị ngã chống tay xuống theo phản xạ tự nhiên sẽ dễ bị gẫy xương.

Phòng chấn thương khi ra sân cỏ

Khi bị xây xát phần mềm thì rửa nước muối sinh lý, hoặc oxy già 3%, rồi băng khô vô khuẩn (hay băng mỡ kháng sinh); Vết thương cơ sâu không chảy máu cũng làm như trên và uống (hoặc tiêm) kháng sinh chống nhiễm khuẩn (nếu có chảy máu phải cầm máu); Chạm thương phần mềm (bầm tím) chườm lạnh 20 – 30 phút, sau 2-3 giờ chườm lại. Nghỉ tập và không xoa bóp; Bong gân (khớp gối, khớp cổ chân) nên chườm lạnh, băng ép, bất động khớp bị bong gân và đi bệnh viện, không xoa bóp kẻo kích thích tăng rối loạn vận mạch; Nếu sai khớp (vai, khuỷu) phải bất động chi và đi bệnh viện. BS Đặng Văn Quế

Cũng theo BS Minh Hương, tuổi 12 – 15 (lớp 6 – 8) trẻ phát triển nhanh, có thể chơi đá bóng 2 lần/tuần, hè có thể cho đá bóng 3 buổi/tuần. Trẻ mẫu giáo chân yếu chưa thể đá được bóng da (dù là bóng da cỡ nhỏ), chỉ nên cho trẻ chơi bóng nhựa vừa nhẹ vừa an toàn. Trẻ 12 – 13 tuổi hệ xương chưa cứng cáp cũng chưa nên chơi bóng da nặng, điều khiển chưa chuẩn sẽ bay vào đầu, mặt gây nguy hiểm cho bạn chơi và người đi đường. Chỉ nên điều khiển bóng da khi trẻ lên 14 – 15 tuổi, vì lúc này trẻ đã có sức hơn, chân cứng, có cơ, có lực.

Lưu ý đầu tiên mà trẻ cần quan tâm trước khi ra sân là động tác khởi động để giảm nguy cơ chấn thương như: Chạy bộ vài phút quanh sân để làm nóng cơ thể và làm cho các khớp giãn ra; Xoay chuyển làm mềm các khớp, chạy, nhảy hay bước bộ tại chỗ 5-10 phút, sau đó làm căng cơ ép dẻo (mỗi nhóm cơ 30 giây); Xoạc chân, đá hai chân sang trái – phải, gập đầu gối lại rồi dùng tay kéo về phía sau…Nên mua băng chun cho con băng vào hai cổ tay và mang vật dụng bảo vệ khớp gối, cổ chân để bảo đảm an toàn.

Nếu trong khi ra sân, trẻ bị chuột rút thì cha mẹ cho con uống vitamin B1 khoảng 10 ngày/tháng sẽ khắc phục được tình trạng trên. Khi bị chuột rút trẻ nên ngồi nghỉ, xoa bóp cơ mềm ra. Hoặc nằm xuống đưa thẳng chân lên cao để bạn bè giúp bẻ bàn chân ngược lại.

Đá bóng dù có cẩn thận cũng khó tránh bị trật khớp, thậm chí bị nhiều lần, đặc biệt là cổ chân, gây đau đột ngột dữ dội và làm mất khả năng vận động tạm thời. Bạn không nên chủ quan nếu trẻ bị trật khớp kẻo sẽ không thể đá bóng được nữa. Khi bị trật khớp, nên cho trẻ ngồi yên để mọi người giúp sơ cứu tại chỗ (cởi giày nhẹ nhàng, dùng vải hoặc áo băng cố định khớp rồi lấy nước đá chườm lên chỗ sưng (chườm qua lớp vải băng ngoài, không chườm nóng), rồi đưa đi viện.

-5%
Original price was: 11.550.000₫.Current price is: 10.990.000₫.
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

Original price was: 3.600.000₫.Current price is: 3.290.000₫.
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

Original price was: 3.700.000₫.Current price is: 3.490.000₫.
Mua
BH 20 năm
Mua

Không chủ quan chờ tự lành vì dễ để lại di chứng, sau khi hồi phục phải nghỉ đá bóng đúng thời gian bác sĩ yêu cầu để các khớp lành lại, tránh tái phát. Nếu trật khớp nặng, cha mẹ nên khuyên con hạn chế đá bóng, hoặc chuyển sang chơi các môn thể thao khác để an toàn cho đôi chân. Bất cứ tổn thương bên trong, hay đau nhức cũng chớ cho qua vì 90% các chấn thương thể thao không cần mổ, nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ trở thành mãn tính, khó chữa.

Theo BS Đặng Văn Quế, bóng đá tốt cho sức khỏe, nhưng cũng mất lực nhiều (hoặc va chạm, gây tai nạn giao thông nếu đá ở vỉa hè, lòng đường), do đó nên khuyến khích trẻ em, thiếu niên tham gia các hoạt động thể chất khác nữa như: Bơi, đạp xe, chạy, khiêu vũ thể thao… để có sức khỏe và tăng chiều cao.

Nguồn Giadinh.net.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

-5%
Original price was: 11.550.000₫.Current price is: 10.990.000₫.
Mua
-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

Original price was: 3.600.000₫.Current price is: 3.290.000₫.
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

Original price was: 3.700.000₫.Current price is: 3.490.000₫.
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status