Máy Vật lý trị liệu Quân đội

Một số đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đã được phẫu thuật

4. Bàn luận.

4.1. Vị trí, tần suất và số tầng thoát vị:

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, TVĐĐ cột sống cổ chỉ xảy ra từ đĩa đệm C3-C4 đến C6-C7, trong đó thoát vị kép đĩa đệm C4-C5 và C5-C6 gặp nhiều nhất (19,6%), sau đó là thoát vị một tầng tại vị trí đĩa đệm C4-C5 (17,4%).

Về tần suất, TVĐĐ cột sống cổ gặp nhiều nhất ở vị trí C4-C5 (38,4%), sau đó là ở C5-C6 (31,4%). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Đức Hiệp và Nguyễn Thị Tâm [2], [4].

TVĐĐ hai tầng chiếm tỉ lệ cao nhất (41,3%), vị trí hay gặp nhất của thoát vị hai tầng là C4-C5 và C5-C6 (19,6%). TVĐĐ một tầng đứng hàng thứ hai (37%), vị trí hay gặp nhất của TVĐĐ một tầng là C4-C5 (17,6%). Chúng tôi gặp 1 trường hợp có TVĐĐ cả 4 tầng. Trong các trường hợp TVĐĐ đa tầng, gặp hầu hết là các thoát vị liên tầng, chỉ có 1 trường hợp thoát vị cách tầng. Thoát vị liên tầng thường gây hẹp ống sống và thường nặng hơn thoát vị cách tầng [2].

Việc đánh giá số tầng thoát vị trên một BN và thể liên tầng hay cách tầng rất có giá trị đối với phẫu thuật viên. Hình ảnh MRI cho phép chẩn đoán xác định, chọn đường mổ, phương pháp mổ cũng như tiên lượng BN.

4.2. Hình ảnh thoái hóa cột sống cổ:

Hình ảnh thoái hóa cột sống trên các phim chụp T1W, T2W cắt dọc bao gồm: mất đường cong sinh lý (86,9%), gai xương thân đốt sống cả phía trước và phía sau (82,6%), phì đại các dây chằng dọc trước, dọc sau từng đoạn (23,9%), giảm chiều cao thân đốt sống (10,8%). Chúng tôi gặp một trường hợp có hình ảnh trượt đốt sống cổ do thoái hóa, nhưng không gặp tình trạng gù hoặc ưỡn cột sống quá mức. Ngoài ra còn thấy hình ảnh giảm tín hiệu của đĩa đệm trên phim T2W (97,8%), đây là dấu hiệu giảm thành phần nước và tăng tế bào xơ bên trong, báo hiệu hiện tượng thoái hóa. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Tâm [4], Nguyễn Quốc Dũng [1], Chen S.Y và cộng sự [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Dũng (2005) thấy hình ảnh mất đường cong sinh lý (84,62%), gai xương phía trước hoặc phía sau thân đốt sống (82,69%), giảm chiều cao thân đốt sống (57,69%) [1].

4.3. Hình ảnh TVĐĐ:

Các ảnh cắt dọc cho phép đánh giá toàn bộ cột sống cổ, vị trí và số tầng thoát vị. Tất cả các BN trong nghiên cứu này đều thấy hình ảnh thoát vị ra sau rõ. Đó là ổ đồng tín hiệu với đĩa đệm nhô ra khỏi bờ sau thân đốt sống làm khuyết lõm ống sống, thấy rõ cả trên phim T1W và T2W cắt dọc. Bên cạnh đó còn thấy TVĐĐ ra trước (21,7%), TVĐĐ có mảnh rời (8,7%), dạng thoát vị có phá hủy thân đốt sống ở mặt tiếp giáp đĩa đệm (thoát vị Schmorl) gặp 4,4%.

Có tới 97,8% số BN có hình ảnh đĩa đệm thoát vị giảm tín hiệu trên ảnh T2W, đây là biểu hiện của giảm thành phần nước trong đĩa đệm do thoái hóa; 45,6% trường hợp có giảm chiều cao khoang gian đốt.

-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

Giá gốc là: 3.600.000₫.Giá hiện tại là: 3.290.000₫.
11.490.000
Mua
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

Giá gốc là: 3.700.000₫.Giá hiện tại là: 3.490.000₫.
Mua
BH 20 năm
Mua

Trên phim T2W còn thấy hình ảnh đè ép khoang dịch não tủy ngay vị trí thoát vị (69,6%) và hình ảnh tăng tín hiệu tủy tại vị trí chèn ép (43,4%). Đây là một hình ảnh chứng tỏ có chèn ép tủy và trên lâm sàng số BN này đều có biểu hiện chèn ép tủy. Bucciero A (1988) giải thích đó là dấu hiệu của phù hay xuất huyết tủy do chèn ép [5].

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác trong nước. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Dũng (2005) cho biết 100% BN có hình ảnh TVĐĐ ra sau, 100% có giảm tín hiệu đĩa, 42,31% tăng tín hiệu tủy tại vị trí chèn ép trên ảnh T2W cắt dọc, 13,46% TVĐĐ ra trước, ngoài ra TVĐĐ có mảnh rời và thoát vị vào thân đốt sống cũng gặp tỉ lệ thấp [1]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tâm (2002) thấy 100% TVĐĐ ra sau, 100% giảm tín hiệu đĩa đệm, 66,1% tăng tín hiệu tủy tại vị trí chèn ép trên ảnh T2W cắt dọc [4].

Trên lớp cắt ngang cho thấy các dạng thoát vị gồm: thoát vị trung tâm, thoát vị cạnh trung tâm và thoát vị vào lỗ ghép (bên), trong đó thoát vị trung tâm chiếm tỉ lệ cao nhất (41,9%). Thoát vị cạnh trung tâm là lồi cả trung tâm nhưng lệch sang một bên, tùy theo vị trí trung tâm hay vị trí bên nhiều mà chèn ép có khác nhau; dạng thoát vị này có thể là thoát vị một bên (phải, trái) hoặc cả hai bên. Có 27,9% thoát vị cạnh trung tâm hai bên, 8,1% thoát vị cạnh trung tâm lệch phải và 15,1% thoát vị cạnh trung tâm lệch trái. Hình ảnh thoát vị lỗ ghép (bên) là thoát vị hoàn toàn vào phía bên của ống tủy, là nơi đi ra của rễ, ở vị trí chỗ vào của lỗ tiếp hợp. Tỉ lệ TVĐĐ lỗ ghép phải là 2,3%, TVĐĐ lỗ ghép trái là 4,6%.

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hiệp (2000) cho biết tỉ lệ các kiểu thoát vị trung tâm, cạnh trung tâm, lỗ ghép lần lượt là 60,5%, 28,9% và 10,2% [2]; các tỉ lệ này trong nghiên cứu của Takahashi (1987) lần lượt là 50,6%, 38,4% và 10,9% [7].

Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác đều cho thấy tỉ lệ thoát vị trung tâm và cạnh trung tâm cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm giải phẫu của cột sống cổ, đó là các sợi của dây chằng dọc sau ở vùng cổ trải đều trong phạm vi mặt trước ống sống, mà không dày đặc ở giữa, đồng thời nửa chu vi phía sau của vòng sợi ở đoạn cột sống cổ yếu hơn nửa phía trước. Do dây chằng dọc sau không bám sát đến bờ sau mỏm móc, nên vị trí đó là điểm yếu dễ xảy ra thoát vị lỗ ghép. Tuy nhiên, một số lớn các trường hợp thoát vị lỗ ghép được điều trị nội khoa có hiệu quả nên BN không đi chụp MRI xác định, do đó tỉ lệ thoát vị lỗ ghép của các nghiên cứu trong nước thường thấp.

5. Kết luận.

Tất cả các BN TVĐĐ cột sống cổ đều quan sát thấy hình ảnh thoát vị trên phim MRI. Vị trí TVĐĐ gặp nhiều nhất trên phim MRI là C4-C5 (38,4%); thoát vị hai tầng gặp nhiều nhất (41,3%); 43,4% có biểu hiện chèn ép tủy. Trên phim cắt ngang thấy 41,9% thoát vị trung tâm, 51,1% thoát vị cạnh trung tâm.

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Quốc Dũng (2005), “Một số nhận xét về hình ảnh MRI TVĐĐ cột sống cổ”, Tạp chí Y học thực hành, số 2 (503), tr. 65-68.

2. Nguyễn Đức Hiệp (2000), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bệnh TVĐĐ cột sống cổ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

3. Võ Xuân Sơn và CS (1999), “TVĐĐ cột sống cổ hồi cứu 64 trường hợp mổ tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Hội nghị Việt – úc về ngoại thần kinh, tr. 30-31.

4. Nguyễn Thị Tâm (2002), Nghiên cứu lâm sàng và hình ảnh MRI trong TVĐĐ cột sống cổ, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.

5. Bucciero A, Viziolil, Cerillo A (1988), “Soft cervical herniation. An analysis of 187 cases”, Journal of neurosurgical sciences, 42, pp. 125-130.

6. Chen S.Y et al (1997), “Anterior cervical fusion with modified Robinsson Smith method”, Retrospective study of 58 cases, International congress of neurological Surgery, Amsterdam, pp. 1453-1459.

7. Takahashi K et at (1987), “A classification of the herniated cervical disc based on metrizamide CT”, No Shinkei Geka 15 (2), pp. 125-130.

PGS.TS. Vũ Văn Hòe – Bệnh viện 103
ThS. Bùi Thanh Hoàng – Bệnh viện 7A
Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hùng Minh
Nguồn Tạp chí Y học Quân sự – Qdnd.vn

Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !

-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

Giá gốc là: 3.600.000₫.Giá hiện tại là: 3.290.000₫.
11.490.000
Mua
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

Giá gốc là: 3.700.000₫.Giá hiện tại là: 3.490.000₫.
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status